Ngày 9/7/2007 Ban LL Trường có Thông báo kết luận cuộc họp về các nội dung:
1. Dự lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Trường Y Trung, Quế Lâm, TQ. (Kết hợp dự lễ và đi du lịch)
2. Làm bia lưu niệm Trường tại Quế Lâm
3. Chuẩn bị kỷ niệm 45 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi
Nội dung tóm tắt xem tại đây.
Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi
Nhạc và lời: Hồng Tuyến
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2007
TÌM MỘ LS, BẠN MÌNH
THÔNG TIN MỚI HƠN VỀ LS Y HÒA
Chiều ngày 26/7, Nguyễn Trường Vỹ k7 gọi điện cho tôi báo tin Vũ Trung và Sơn đang vào Quảng Trị viếng thăm các LS, trong đó có Y Hòa. Bận nhiều việc đến tận chiều nay, 30/7, mới liên lạc được với Vũ Trung. Thật không ngờ, chúng ta có thêm những thông tin tuyệt vời!
Đúng như những lá thư của Y Hoà gửi về nhà, được lưu giữ trong SRTKL tập 2, Chấn Hưng, Vũ Trung, Sơn… là những đồng đội cùng D8, E209, F312. Vũ Trung nói: “Thật may mắn trong sự ác liệt ấy mà Trung và Sơn còn sống! Nay Sơn đang công tác ở Phòng Tài vụ, Bộ Tư lệnh Công binh…”. Nhân chuyến công tác đúng dịp 27/7 vừa rồi, Sơn và Trung vào tận đồi Cháy thăm bạn. Từ cầu Quảng Trị vào tới làng Như Lệ, sát bờ sông Thạch Hãn, phải chạy xe hơn 7km. Ngày nay, bà con kéo về sống trên đồi Cháy. Nhà cửa san sát. Chính quyền địa phương rất nhiệt tình khi biết đồng đội cũ về thăm chiến trường xưa. Dân chúng kể lại khi làm nhà còn đào được hơn chục bộ hài cốt có dây buộc túm ống chân lại. (Theo Trung, có thể do không có cáng mà anh em phải buộc lại như thế). Không dưới 100 LS được chôn ở giao thông hào, với độ sâu chỉ khoảng 40cm. Nhưng ác liệt hơn bom, pháo cày đi sát lại, chắc chắn nhiều hài cốt bị tung lên lật xuống không dưới một lần. Trung và Sơn cứ quanh quẩn xác định khu chôn cất bạn mình. Gặp một cháu bé, cháu nói:
- Cháu hay thấy 2 bóng trắng lởn vởn quanh nhà.
- Bạn các chú đấy! – Vũ Trung nói – Các chú ấy không phải là ma và sẽ phù hộ cho cháu.
Cũng như Tăng Thanh Bình kể lại, vì muốn trực tiếp giáp mặt với quân thù mà Y Hoà từ lính 12,7mm xin chuyển sang làm lính bộ binh. Cùng nhau giữ chốt đồi Cháy suốt 2 tháng trời, đến một buổi sáng, Y Hòa bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, sau mấy tiếng mới hy sinh.
Vũ Trung trao đổi với tôi ý tưởng trong năm tới sẽ quay lại xây một am thờ cho Y Hoà và đồng đội. Tôi cũng thông báo chúng ta cùng gia đình đang triển khai công việc tìm kiếm mộ Y Hoà. Vậy là trùng hợp! Hay hơn, một đ/c tên là Đức, dân Ngọc Hà, cùng là chiến sĩ D8, người trực tiếp chôn cất Y Hòa, vẫn đang sống ở Hà Nội.
Có lẽ vận may đã đến?
Chiều ngày 26/7, Nguyễn Trường Vỹ k7 gọi điện cho tôi báo tin Vũ Trung và Sơn đang vào Quảng Trị viếng thăm các LS, trong đó có Y Hòa. Bận nhiều việc đến tận chiều nay, 30/7, mới liên lạc được với Vũ Trung. Thật không ngờ, chúng ta có thêm những thông tin tuyệt vời!
Đúng như những lá thư của Y Hoà gửi về nhà, được lưu giữ trong SRTKL tập 2, Chấn Hưng, Vũ Trung, Sơn… là những đồng đội cùng D8, E209, F312. Vũ Trung nói: “Thật may mắn trong sự ác liệt ấy mà Trung và Sơn còn sống! Nay Sơn đang công tác ở Phòng Tài vụ, Bộ Tư lệnh Công binh…”. Nhân chuyến công tác đúng dịp 27/7 vừa rồi, Sơn và Trung vào tận đồi Cháy thăm bạn. Từ cầu Quảng Trị vào tới làng Như Lệ, sát bờ sông Thạch Hãn, phải chạy xe hơn 7km. Ngày nay, bà con kéo về sống trên đồi Cháy. Nhà cửa san sát. Chính quyền địa phương rất nhiệt tình khi biết đồng đội cũ về thăm chiến trường xưa. Dân chúng kể lại khi làm nhà còn đào được hơn chục bộ hài cốt có dây buộc túm ống chân lại. (Theo Trung, có thể do không có cáng mà anh em phải buộc lại như thế). Không dưới 100 LS được chôn ở giao thông hào, với độ sâu chỉ khoảng 40cm. Nhưng ác liệt hơn bom, pháo cày đi sát lại, chắc chắn nhiều hài cốt bị tung lên lật xuống không dưới một lần. Trung và Sơn cứ quanh quẩn xác định khu chôn cất bạn mình. Gặp một cháu bé, cháu nói:
- Cháu hay thấy 2 bóng trắng lởn vởn quanh nhà.
- Bạn các chú đấy! – Vũ Trung nói – Các chú ấy không phải là ma và sẽ phù hộ cho cháu.
Cũng như Tăng Thanh Bình kể lại, vì muốn trực tiếp giáp mặt với quân thù mà Y Hoà từ lính 12,7mm xin chuyển sang làm lính bộ binh. Cùng nhau giữ chốt đồi Cháy suốt 2 tháng trời, đến một buổi sáng, Y Hòa bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, sau mấy tiếng mới hy sinh.
Vũ Trung trao đổi với tôi ý tưởng trong năm tới sẽ quay lại xây một am thờ cho Y Hoà và đồng đội. Tôi cũng thông báo chúng ta cùng gia đình đang triển khai công việc tìm kiếm mộ Y Hoà. Vậy là trùng hợp! Hay hơn, một đ/c tên là Đức, dân Ngọc Hà, cùng là chiến sĩ D8, người trực tiếp chôn cất Y Hòa, vẫn đang sống ở Hà Nội.
Có lẽ vận may đã đến?
Ai muốn biết chi tiết hơn xin liên hệ với Vũ Trung: 0913 211 330.
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2007
NHÂN NGÀY 27 THÁNG 7
Lính Trỗi từng có mặt
Đêm qua xem cầu truyền hình của VTV1 “Bản hùng ca bất diệt” nối Trường quay S9, Côn Đảo, NTLS đường 9, NTLS TpHCM, Dinh Thống Nhất, nhà mẹ Thứ ở Quảng Nam, Đại Từ nhân 60 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ thật cảm động! Sau hơn 30 năm kết thúc chiến tranh mà trong số 300.000 LS chưa về có 12 bạn của chúng ta. Xúc động! Cả đêm trằn trọc.
Nhiều lần cầu truyền hình nối tới Đền tưởng niệm tại xã Hùng Sơn, chính tại mảnh đất này, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Đại Từ đã đón nghe thư của Cụ Hồ chọn ngày 27/7 là Ngày Thương binh toàn quốc. Tôi chợt nhớ các bạn Trỗi k5 đã có mặt ở đây trong chuyến du khảo về nơi đóng quân xưa ở An Mỹ, Đại Từ. Hôm đó là ngày 17/4/2000. Buổi chiều, từ An Mỹ trở ra, các bạn tạt vào thắp hương tại Đền. Trên ảnh thấy bác quản đền ngồi bìa trái rồi tới các bạn Đôn Hà, Hạ Thanh Xuyên, Nguyễn Thị Mẫn, Phan Tuấn Khôi, Ngọc Sơn, Phạm Tuấn Kiệt, Lê Bình. Phan Kì Bắc trong vai phó nháy nên không có mặt trong ảnh.
An Mỹ, Đại Từ là một địa chỉ quen thuộc, nay có thêm Đền tưởng niệm này! Anh em ta khi lên An Mỹ đừng quên tạt qua thắp nén nhang cho các anh hùng, liệt sĩ và người có công với nước!
Nhiều lần cầu truyền hình nối tới Đền tưởng niệm tại xã Hùng Sơn, chính tại mảnh đất này, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Đại Từ đã đón nghe thư của Cụ Hồ chọn ngày 27/7 là Ngày Thương binh toàn quốc. Tôi chợt nhớ các bạn Trỗi k5 đã có mặt ở đây trong chuyến du khảo về nơi đóng quân xưa ở An Mỹ, Đại Từ. Hôm đó là ngày 17/4/2000. Buổi chiều, từ An Mỹ trở ra, các bạn tạt vào thắp hương tại Đền. Trên ảnh thấy bác quản đền ngồi bìa trái rồi tới các bạn Đôn Hà, Hạ Thanh Xuyên, Nguyễn Thị Mẫn, Phan Tuấn Khôi, Ngọc Sơn, Phạm Tuấn Kiệt, Lê Bình. Phan Kì Bắc trong vai phó nháy nên không có mặt trong ảnh.
An Mỹ, Đại Từ là một địa chỉ quen thuộc, nay có thêm Đền tưởng niệm này! Anh em ta khi lên An Mỹ đừng quên tạt qua thắp nén nhang cho các anh hùng, liệt sĩ và người có công với nước!
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007
Bản đồ chiến trường của anh Tăng Thanh Bình
Ảnh bản đồ chụp bằng điện thoại di động của anh Tăng Thanh Bình nhỏ quá. Tôi gửi kèm theo đây một phần bản đồ vùng Ba Lòng để xem kĩ. Bấm chuột vào ảnh bản đồ để xem kích thước thật.
Đây là tấm bản đồ 1:50.000 UTM tấm 6442-3 do Nha Địa dư QG VN ấn hành 3/1974.
Toạ độ dấu đỏ ở khoảng ngã ba từ La Vang đi xuống, gần giao điểm của toạ độ (7)32 và (18)47, thuộc xã Hải Lệ hoặc Hải Phú huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Trừ hướng đi La Vang, các hướng khác đúng là đầm lầy (ruộng trũng, trong đó gọi là trằm) vây quanh.
Đây là tấm bản đồ 1:50.000 UTM tấm 6442-3 do Nha Địa dư QG VN ấn hành 3/1974.
Toạ độ dấu đỏ ở khoảng ngã ba từ La Vang đi xuống, gần giao điểm của toạ độ (7)32 và (18)47, thuộc xã Hải Lệ hoặc Hải Phú huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Trừ hướng đi La Vang, các hướng khác đúng là đầm lầy (ruộng trũng, trong đó gọi là trằm) vây quanh.
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2007
NHÂN NGÀY 27 THÁNG 7
TIN MỚI NHẤT VỀ LS Y HÒA
Tuần trước, Lê Trường Giang cùng anh em Trỗi k7 (Lê Toàn Thịnh, Nguyễn Việt Triều) và mấy bạn nữ lên Tây Ninh thăm Đại tá Tăng Thanh Bình, bạn học cũ lớp 9G, 10G Chu Văn An (Hà Nội), nguyên Tỉnh đội phó Tây Ninh. Bạn bè gặp nhau vui vẻ nhưng ai cũng nhắc tới các bạn học cũ đã anh dũng hy sinh. Thật không ngờ Tăng Thanh Bình lại chính là người lính cùng chiến đấu với Y Hòa và Chấn Hưng ở chiến trường Quảng Trị. Vốn là dân sĩ quan tham mưu, anh còn lưu giữ tấm bản đồ chiến trường với tỷ lệ 1/50.000, trên đó ghi lại vị trí chôn cất Y Hoà và Chấn Hưng. Vậy Tăng Thanh Bình chính là nhân chứng sống về những cái chết của bạn chúng ta.
Biết Y Hoà là 1 trong 12 LS của ta mộ còn khuyết danh, Trường Giang dùng ngay điện thoại chụp 3 kiểu của tấm bản đồ. Trước khi đi công tác, Giang mail cho tôi thông tin quý báu này. Cảm ơn Giang rồi tôi điện thoại vào số máy 0913652333 cho Tăng Thanh Bình:
- Alô, anh là Tăng Thanh Bình? Tôi ở Ban Liên lạc Trường Nguyễn Văn…
- Vậy anh là… Kiến Quốc?... Cách đây mấy năm, đọc Tuổi Trẻ có bài anh viết cùng lá thư từ chiến trường của Y Hoà, tôi rất xúc động. Từ ngày đó cứ mong tìm gặp anh...
Và câu chuyện được bắt đầu: “Y Hoà là bạn chiến đấu của tôi nhưng là lính bộ binh thuộc D8, E209, F312 (sư đoàn từ Lào kéo về), còn tôi là lính 12,7mm phòng không C16 trực thuộc D8. Tôi, Hoà, Chấn Hưng cùng học phổ thông, lại cùng chốt dài ngày trên Đồi Cháy, phía dưới là đồng bằng sát sông Ba Lòng. Đơn vị tôi giữ được chốt suốt từ tháng 9/1972 đến đầu tháng 11 năm ấy. Trên quả đồi con con ấy có 6 hầm bộ binh và 1 hầm cho khẩu đội pháo 12,7mm. Chiến sự ác liệt, lính mình hy sinh nhiều.
Y Hoà bị một mảnh đạn pháo 175mm bắn trúng thái dương. Đau lắm, Hoà vật vã suốt buổi sáng. (Sau này tôi nghĩ giá trúng phần mềm thì may, nhưng làm sao được vì đó là chiến tranh!). Đến 2g chiều, tim Hoà ngừng đập. Vậy là Hoà đi ngày 15/10/1972, (chứ không như anh viết trên báo là 16/10/1972. Có thể đây là sai sót của bộ phận chính sách). Còn tôi khẳng định là ngày này vì ngày đó trùng với ngày hy sinh của anh Trỗi!
Chấn Hưng của chúng ta cũng rất dũng cảm. Lần đó, khẩu 12,7mm bị hỏng, Hưng mày mò tự sửa. Chờ cho địch nống lên chỉ cách có 3m và nghĩ lực lượng ta không còn, Hưng siết chặt cò, giết chết 13 tên. Hưng hy sinh sau Y Hoà chỉ ít ngày. Sau Hưng, có khẩu đội lên chốt đã hy sinh hết vì một trái pháo khoan làm sập cả hầm chữ A.
Đêm đến, đơn vị mới cho lính vào thay quân, mang theo cơm nắm, nuớc uống, còn không thể mang LS ra được vì phải vượt đầm lầy. Chúng tôi phải mang anh em LS ra chôn ở con hào cũ trên đồi rồi đánh dấu lại. Cánh phòng không suốt 2 tháng chốt hy sinh đến 20, còn anh em bộ binh mất gần 200…
Từ chiến trường Quảng Trị, tôi ra Bắc. Đến nhà Y Hoà, tôi mang theo cuốn sách “E209 - Trận đánh và những chiến công” đặt lên ban thờ thắp hương. Trong đó có bài viết về Y Hoà một mình giữ chốt suốt một ngày trời không cho địch lấn chiếm.
Đến năm 1974, tôi đi học sĩ quan, rồi lại quay vào chiến truờng Tây Nam. Vừa rồi mới về nghỉ hưu ở thị xã Tây Ninh. Đã 35 trôi qua nhưng từng địa hình, địa vật ở chiến trường xưa, nhất là nơi chôn cất bạn mình thì không thể quên. Hơn nữa đọc bản đồ là nghề của mình. Chính tay tôi đã đánh 2 dấu đỏ trên tấm bản đồ. Tuy không chính xác 100% nhưng khả năng xác định lại rất cao.
Chúng ta bắt đầu đi anh ạ, tôi tin là sẽ tìm được. Nếu có đi tìm nhớ báo cả gia đình Chấn Hưng, bạn cùng khu tập thể với Y Hoà…”.
Thay mặt anh em Trỗi, tôi đã cảm ơn anh, người đồng đội của Y Hòa!
Chúng tôi còn quay máy nói chuyện vài lần trước khi hoàn thành bài viết. Lạ lắm, không hiểu sao máy tính đã dừng đến hai, ba lần khi viết. Hay Y Hoà thấy chúng tôi nhớ đến bạn nên đã tìm về? Ngày mai đã là 27/7 rồi…
19g ngày 26/7/2007
Tuần trước, Lê Trường Giang cùng anh em Trỗi k7 (Lê Toàn Thịnh, Nguyễn Việt Triều) và mấy bạn nữ lên Tây Ninh thăm Đại tá Tăng Thanh Bình, bạn học cũ lớp 9G, 10G Chu Văn An (Hà Nội), nguyên Tỉnh đội phó Tây Ninh. Bạn bè gặp nhau vui vẻ nhưng ai cũng nhắc tới các bạn học cũ đã anh dũng hy sinh. Thật không ngờ Tăng Thanh Bình lại chính là người lính cùng chiến đấu với Y Hòa và Chấn Hưng ở chiến trường Quảng Trị. Vốn là dân sĩ quan tham mưu, anh còn lưu giữ tấm bản đồ chiến trường với tỷ lệ 1/50.000, trên đó ghi lại vị trí chôn cất Y Hoà và Chấn Hưng. Vậy Tăng Thanh Bình chính là nhân chứng sống về những cái chết của bạn chúng ta.
Biết Y Hoà là 1 trong 12 LS của ta mộ còn khuyết danh, Trường Giang dùng ngay điện thoại chụp 3 kiểu của tấm bản đồ. Trước khi đi công tác, Giang mail cho tôi thông tin quý báu này. Cảm ơn Giang rồi tôi điện thoại vào số máy 0913652333 cho Tăng Thanh Bình:
- Alô, anh là Tăng Thanh Bình? Tôi ở Ban Liên lạc Trường Nguyễn Văn…
- Vậy anh là… Kiến Quốc?... Cách đây mấy năm, đọc Tuổi Trẻ có bài anh viết cùng lá thư từ chiến trường của Y Hoà, tôi rất xúc động. Từ ngày đó cứ mong tìm gặp anh...
Và câu chuyện được bắt đầu: “Y Hoà là bạn chiến đấu của tôi nhưng là lính bộ binh thuộc D8, E209, F312 (sư đoàn từ Lào kéo về), còn tôi là lính 12,7mm phòng không C16 trực thuộc D8. Tôi, Hoà, Chấn Hưng cùng học phổ thông, lại cùng chốt dài ngày trên Đồi Cháy, phía dưới là đồng bằng sát sông Ba Lòng. Đơn vị tôi giữ được chốt suốt từ tháng 9/1972 đến đầu tháng 11 năm ấy. Trên quả đồi con con ấy có 6 hầm bộ binh và 1 hầm cho khẩu đội pháo 12,7mm. Chiến sự ác liệt, lính mình hy sinh nhiều.
Y Hoà bị một mảnh đạn pháo 175mm bắn trúng thái dương. Đau lắm, Hoà vật vã suốt buổi sáng. (Sau này tôi nghĩ giá trúng phần mềm thì may, nhưng làm sao được vì đó là chiến tranh!). Đến 2g chiều, tim Hoà ngừng đập. Vậy là Hoà đi ngày 15/10/1972, (chứ không như anh viết trên báo là 16/10/1972. Có thể đây là sai sót của bộ phận chính sách). Còn tôi khẳng định là ngày này vì ngày đó trùng với ngày hy sinh của anh Trỗi!
Chấn Hưng của chúng ta cũng rất dũng cảm. Lần đó, khẩu 12,7mm bị hỏng, Hưng mày mò tự sửa. Chờ cho địch nống lên chỉ cách có 3m và nghĩ lực lượng ta không còn, Hưng siết chặt cò, giết chết 13 tên. Hưng hy sinh sau Y Hoà chỉ ít ngày. Sau Hưng, có khẩu đội lên chốt đã hy sinh hết vì một trái pháo khoan làm sập cả hầm chữ A.
Đêm đến, đơn vị mới cho lính vào thay quân, mang theo cơm nắm, nuớc uống, còn không thể mang LS ra được vì phải vượt đầm lầy. Chúng tôi phải mang anh em LS ra chôn ở con hào cũ trên đồi rồi đánh dấu lại. Cánh phòng không suốt 2 tháng chốt hy sinh đến 20, còn anh em bộ binh mất gần 200…
Từ chiến trường Quảng Trị, tôi ra Bắc. Đến nhà Y Hoà, tôi mang theo cuốn sách “E209 - Trận đánh và những chiến công” đặt lên ban thờ thắp hương. Trong đó có bài viết về Y Hoà một mình giữ chốt suốt một ngày trời không cho địch lấn chiếm.
Đến năm 1974, tôi đi học sĩ quan, rồi lại quay vào chiến truờng Tây Nam. Vừa rồi mới về nghỉ hưu ở thị xã Tây Ninh. Đã 35 trôi qua nhưng từng địa hình, địa vật ở chiến trường xưa, nhất là nơi chôn cất bạn mình thì không thể quên. Hơn nữa đọc bản đồ là nghề của mình. Chính tay tôi đã đánh 2 dấu đỏ trên tấm bản đồ. Tuy không chính xác 100% nhưng khả năng xác định lại rất cao.
Chúng ta bắt đầu đi anh ạ, tôi tin là sẽ tìm được. Nếu có đi tìm nhớ báo cả gia đình Chấn Hưng, bạn cùng khu tập thể với Y Hoà…”.
Thay mặt anh em Trỗi, tôi đã cảm ơn anh, người đồng đội của Y Hòa!
Chúng tôi còn quay máy nói chuyện vài lần trước khi hoàn thành bài viết. Lạ lắm, không hiểu sao máy tính đã dừng đến hai, ba lần khi viết. Hay Y Hoà thấy chúng tôi nhớ đến bạn nên đã tìm về? Ngày mai đã là 27/7 rồi…
19g ngày 26/7/2007
Thông báo gặp mặt của khóa 3 tại Hà nội
Mời các bạn học sinh khóa 3 trường Nguyễn Văn Trỗi tại Hà Nội, BLL khóa 3 tổ chức họp khóa vào ngày 5/8/2007, nếu không có gì thay đổi, địa điểm sẽ là số 1 Trấn Vũ, Hà nội. Sau ngày họp mặt chúng tôi sẽ đưa hình ảnh họp khóa lên cho các bạn khóa khác và những bạn cùng khóa không đi dự được cùng thưởng thức không khí ngày họp của chúng ta.
Nguyễn Cương.
VỀ BÀI HÁT "TIẾN BƯỚC DƯỚI QUÂN KỲ"
Thấy góc trang có giới thiệu về bài hát này, chợt nhớ tôi có bài viết cho Báo Tiền phong sau khi gặp tác giả bài hát. Nay xin giới thiệu! (Kiến Quốc).
GẶP ĐẠI TÁ NHẠC SĨ DOÃN NHO
Nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, những ai đã từng khoác áo lính đều thuộc lòng lời ca và giai điệu “Vừng đông đã hửng sáng...”. Vậy mà không phải ai cũng biết bài hát ra đời trong hoàn cảnh nào. May mắn được quen biết nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của bài hát, xin giới thiệu với bạn đọc kỷ niệm về tác phẩm này.
Đầu những năm 50, ông được cử đi học khóa 6 Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, ngày đó nhà trường đóng quân ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Thời gian ở trường do có năng khiếu văn nghệ mà ông được phân làm quản ca đại đội. Có một lần nhà trường tổ chức thi báo tường, chính trị viên đại đội giao ông nhiệm vụ: phải viết một bài hát đưa lên báo (sao cho có khuông nhạc, có nốt tròn nốt đen, có lời…) thì nhất định báo đại đội sẽ đoạt giải vì ăn đứt về hình thức so với báo khác. Không chỉ học tập mà các học viên còn phải tăng gia sản xuất. Ở gần khu vực đóng quân ngay dưới đất có mỏ than lộ thiên, mỗi chiều sau giờ học chiến sĩ ta lại mang cuốc xẻng đi đào than mang về cho bếp đốt lò nấu cơm. Hình ảnh anh em ta mặt mũi đen nhẻm, mồ hôi nhễ nhại vẫn hăng hái đào than đã gợi ý cho ông viết bài “Đào than”: “Đào nhanh nhanh, đào…”. Viết xong ông chép ra đưa lên báo. Lần đó báo tường đại đội ông đoạt giải nhất, nhưng đặc biệt hơn do bài hát có giai điệu khỏe, có ca từ sát với sinh hoạt của người lính nên đã gây chú ý cho 2 nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Nguyễn Xuân Khoát (đang công tác tại Phòng Chính trị). Sau khi khoá 6 tốt nghiệp, Doãn Nho đã được giữ lại đoàn văn công nhà trường. Cuộc đời ông gắn liền với nghiệp văn nghệ từ đây và chính Đỗ Nhuận và Nguyễn Xuân Khoát là những người thầy đầu tiên. Hoà bình lập lại, Doãn Nho về công tác tại Đoàn ca múa TCCT.
Ông nhớ lại: Năm 1958 là năm Nhà nước cho tám vạn cán bộ, chiến sĩ giải ngũ trở về với đời thường, cũng năm ấy quân đội ta bước vào thời kì xây dựng lên chính quy hiện đại. Hè năm 1958, Đoàn ca múa TCCT nhận nhiệm vụ trở lại chiến trường Điện Biên năm xưa. Nhạc sĩ được phân công đi tiền trạm với 2 nhiệm vụ: chuẩn bị cho đoàn biểu diễn và đi thực tế để sáng tác. Tuy hoà bình về với Tây Bắc đã 4 năm nay nhưng lòng chảo Điện Biên vẫn còn dư âm của chiến tranh. Xác xe tăng, xe cơ giới, những khẩu đại bác vẫn còn nằm ngổn ngang ở chiến trường, những hàng rào kẽm gai chưa được tháo dỡ. Công binh ta đang tập trung gỡ bom mìn còn sót. Đâu đây vẫn ì ầm tiếng nổ. Trên đỉnh đồi A1 có 2 mộ liệt sĩ vô danh nằm không xa xác chiếc xe tăng đã gục nòng.
Trở lại chiến trường xưa, nhất là khi mặt trời lặn về phía tây, sương chiều là là mặt đất, trong lòng ông thấy bâng khuâng, nôn nao nhớ đến bao đồng đội đã vĩnh viễn không trở về. Chính trên từng mét vuông đất Điện Biên này đã thấm máu bao chiến sĩ. Bấy giờ một số đơn vị từng chiến đấu ở Điện Biên chuyển thành Nông trường quân đội Điện Biên; cán bộ, chiến sĩ giờ là công nhân nông trường trồng trọt cây lúa, cây chè, chăn nuôi bò công nghiệp. Tiếng máy cày ngày ngày rộn rã trong lòng chảo…
Tuy vậy ở Điện Biên vẫn có những đơn vị đang trong mùa huấn luyện. Sáng sáng khi mặt trời vừa xua tan sương đêm, từ cổng doanh trại những gương mặt chiến sĩ trẻ măng vai đeo súng trong hàng ngũ đang bước đều ra thao trường. Xen lẫn trong họ là những khuôn mặt già giặn của những anh lính từng trải trận mạc được giữ lại làm cán bộ khung. Hình ảnh này đã gây cho nhạc sĩ ấn tượng về một đội ngũ trùng điệp có các thế hệ trẻ-già nối tiếp nhau giữ vững truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta.
Với ý tưởng đó tranh thủ những ngày đoàn chưa lên tới nơi, ông đã tranh thủ viết. Những gương mặt những anh lính trẻ “mặt còn lông tơ” mới bước vào quân ngũ được diễn tả thật trong sáng, trẻ trung với hình ảnh của bình minh đang lên: “Vừng đông vừa hửng sáng/ Núi non xanh ngàn trùng xa/ Tổ quốc bao la hiền hòa/… Tươi thắm bóng cờ, vờn bay rên cao/ Muôn trái tim này hoà nhịp cùng ngàn lời ca trong sóng lúa/ Lấp lánh sao bay trên quân kì!”. Còn hình ảnh người chiến sĩ từng trải qua trận mạc ác liệt được ông miêu tả cho đọan giữa của bài hát: “Nghe rung núi đồi từng bước ra đi/ Nhắc tới chiến công ngàn năm xưa/ Nhìn cơ hồng bay rực rỡ/ Gương bao anh hùng bừng cháy trong tim!…”. Họ chính là nòng cốt cùng thế hệ trẻ xây dựng nên một đội quân chính quy hiện đại.
Khi cả đoàn vừa hành quân lên đến Điện Biên thì bài hát được tổ sáng tác gồm Minh Tiến (biên đạo múa), Mạnh Thắng (nghệ sĩ đàn bầu), nhạc sĩ Lê Lan… thông qua và chỉnh sửa xong lại lời; sau đó triển khai ngay cho tốp ca nam tập. Và ngay trên mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử năm ấy, ngay đêm biểu diễn đầu tiên của Văn công TCCT, cán bộ và chiến sĩ ta đã được nghe tốp ca gồm các ca sĩ Trần Chất, Thanh Phúc, Chí Hiếu… biểu diễn lần đầu tiên tác phẩm để đời của ông.
Nhạc sĩ tâm sự: “Nếu những hành khúc “Vì nhân dân quên mình” (Doãn Quang Khải), “Qua miền Tây Bắc” (Nguyễn Thành), “Hành quân xa” và “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận) mang hơi thở của thời kì chống Pháp thì “Tiến bước dưới quân kì” mang dấu ấn của giai đoạn quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại. Sau này mỗi lần duyệt binh trong những ngày lễ lớn ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, khi nghe quân nhạc cử hành bài hát này, tôi vô cùng xúc động… Trong tốp ca ngày đó anh Chí Hiếu đã đi xa. Sau này tại TPHCM tôi còn có dịp gặp lại đại đội trưởng đơn vị tân binh đóng quân ở Điện Biên, đồng chí là người đầu tiên được chính tôi hát thử cho nghe bài này”.
Tháng 5 năm 2003, tôi có vinh dự được gặp 2 đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho và Huy Thục trước giờ bay ra Hà Nội. Hai ông vừa dự chương trình giao lưu ca nhạc truyền thống với thanh niên TpHCM nhân kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh nhật Bác. Còn một điều thú vị không phải ai cũng biết, 2 nhạc sĩ là 2 anh em “cọc chèo” vì 2 ông lấy 2 chị em ruột (mà cả 2 bà đều từng là văn công TCCT!).
Đã vào tuổi 70 nhưng trông nhạc sĩ Doãn Nho vẫn tráng kiện, giọng ông vẫn sang sảng và hăng say như ngày nào: “Viết là đam mê của chúng tôi, những nhạc sĩ quân đội. Chúng tôi vừa trở lại Điện Biên để chuẩn bị cho 60 năm quân đội và 50 năm Chiến thắng Điện Biên. Về với chiến trường xưa, kỷ niệm lại trỗi dậy. Trong số ca khúc mới viết có bài “Có một khu rừng như thế!” viết về khu rừng Mường Phăng nơi có Sở chỉ huy mặt trận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài này đã được chọn biểu diễn nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Đại tướng.”
Cuộc đời của ông cùng các văn nghệ sĩ trong quân đội quả là những ca khúc tuyệt đẹp!
GẶP ĐẠI TÁ NHẠC SĨ DOÃN NHO
Nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, những ai đã từng khoác áo lính đều thuộc lòng lời ca và giai điệu “Vừng đông đã hửng sáng...”. Vậy mà không phải ai cũng biết bài hát ra đời trong hoàn cảnh nào. May mắn được quen biết nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của bài hát, xin giới thiệu với bạn đọc kỷ niệm về tác phẩm này.
Đầu những năm 50, ông được cử đi học khóa 6 Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, ngày đó nhà trường đóng quân ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Thời gian ở trường do có năng khiếu văn nghệ mà ông được phân làm quản ca đại đội. Có một lần nhà trường tổ chức thi báo tường, chính trị viên đại đội giao ông nhiệm vụ: phải viết một bài hát đưa lên báo (sao cho có khuông nhạc, có nốt tròn nốt đen, có lời…) thì nhất định báo đại đội sẽ đoạt giải vì ăn đứt về hình thức so với báo khác. Không chỉ học tập mà các học viên còn phải tăng gia sản xuất. Ở gần khu vực đóng quân ngay dưới đất có mỏ than lộ thiên, mỗi chiều sau giờ học chiến sĩ ta lại mang cuốc xẻng đi đào than mang về cho bếp đốt lò nấu cơm. Hình ảnh anh em ta mặt mũi đen nhẻm, mồ hôi nhễ nhại vẫn hăng hái đào than đã gợi ý cho ông viết bài “Đào than”: “Đào nhanh nhanh, đào…”. Viết xong ông chép ra đưa lên báo. Lần đó báo tường đại đội ông đoạt giải nhất, nhưng đặc biệt hơn do bài hát có giai điệu khỏe, có ca từ sát với sinh hoạt của người lính nên đã gây chú ý cho 2 nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Nguyễn Xuân Khoát (đang công tác tại Phòng Chính trị). Sau khi khoá 6 tốt nghiệp, Doãn Nho đã được giữ lại đoàn văn công nhà trường. Cuộc đời ông gắn liền với nghiệp văn nghệ từ đây và chính Đỗ Nhuận và Nguyễn Xuân Khoát là những người thầy đầu tiên. Hoà bình lập lại, Doãn Nho về công tác tại Đoàn ca múa TCCT.
Ông nhớ lại: Năm 1958 là năm Nhà nước cho tám vạn cán bộ, chiến sĩ giải ngũ trở về với đời thường, cũng năm ấy quân đội ta bước vào thời kì xây dựng lên chính quy hiện đại. Hè năm 1958, Đoàn ca múa TCCT nhận nhiệm vụ trở lại chiến trường Điện Biên năm xưa. Nhạc sĩ được phân công đi tiền trạm với 2 nhiệm vụ: chuẩn bị cho đoàn biểu diễn và đi thực tế để sáng tác. Tuy hoà bình về với Tây Bắc đã 4 năm nay nhưng lòng chảo Điện Biên vẫn còn dư âm của chiến tranh. Xác xe tăng, xe cơ giới, những khẩu đại bác vẫn còn nằm ngổn ngang ở chiến trường, những hàng rào kẽm gai chưa được tháo dỡ. Công binh ta đang tập trung gỡ bom mìn còn sót. Đâu đây vẫn ì ầm tiếng nổ. Trên đỉnh đồi A1 có 2 mộ liệt sĩ vô danh nằm không xa xác chiếc xe tăng đã gục nòng.
Trở lại chiến trường xưa, nhất là khi mặt trời lặn về phía tây, sương chiều là là mặt đất, trong lòng ông thấy bâng khuâng, nôn nao nhớ đến bao đồng đội đã vĩnh viễn không trở về. Chính trên từng mét vuông đất Điện Biên này đã thấm máu bao chiến sĩ. Bấy giờ một số đơn vị từng chiến đấu ở Điện Biên chuyển thành Nông trường quân đội Điện Biên; cán bộ, chiến sĩ giờ là công nhân nông trường trồng trọt cây lúa, cây chè, chăn nuôi bò công nghiệp. Tiếng máy cày ngày ngày rộn rã trong lòng chảo…
Tuy vậy ở Điện Biên vẫn có những đơn vị đang trong mùa huấn luyện. Sáng sáng khi mặt trời vừa xua tan sương đêm, từ cổng doanh trại những gương mặt chiến sĩ trẻ măng vai đeo súng trong hàng ngũ đang bước đều ra thao trường. Xen lẫn trong họ là những khuôn mặt già giặn của những anh lính từng trải trận mạc được giữ lại làm cán bộ khung. Hình ảnh này đã gây cho nhạc sĩ ấn tượng về một đội ngũ trùng điệp có các thế hệ trẻ-già nối tiếp nhau giữ vững truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta.
Với ý tưởng đó tranh thủ những ngày đoàn chưa lên tới nơi, ông đã tranh thủ viết. Những gương mặt những anh lính trẻ “mặt còn lông tơ” mới bước vào quân ngũ được diễn tả thật trong sáng, trẻ trung với hình ảnh của bình minh đang lên: “Vừng đông vừa hửng sáng/ Núi non xanh ngàn trùng xa/ Tổ quốc bao la hiền hòa/… Tươi thắm bóng cờ, vờn bay rên cao/ Muôn trái tim này hoà nhịp cùng ngàn lời ca trong sóng lúa/ Lấp lánh sao bay trên quân kì!”. Còn hình ảnh người chiến sĩ từng trải qua trận mạc ác liệt được ông miêu tả cho đọan giữa của bài hát: “Nghe rung núi đồi từng bước ra đi/ Nhắc tới chiến công ngàn năm xưa/ Nhìn cơ hồng bay rực rỡ/ Gương bao anh hùng bừng cháy trong tim!…”. Họ chính là nòng cốt cùng thế hệ trẻ xây dựng nên một đội quân chính quy hiện đại.
Khi cả đoàn vừa hành quân lên đến Điện Biên thì bài hát được tổ sáng tác gồm Minh Tiến (biên đạo múa), Mạnh Thắng (nghệ sĩ đàn bầu), nhạc sĩ Lê Lan… thông qua và chỉnh sửa xong lại lời; sau đó triển khai ngay cho tốp ca nam tập. Và ngay trên mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử năm ấy, ngay đêm biểu diễn đầu tiên của Văn công TCCT, cán bộ và chiến sĩ ta đã được nghe tốp ca gồm các ca sĩ Trần Chất, Thanh Phúc, Chí Hiếu… biểu diễn lần đầu tiên tác phẩm để đời của ông.
Nhạc sĩ tâm sự: “Nếu những hành khúc “Vì nhân dân quên mình” (Doãn Quang Khải), “Qua miền Tây Bắc” (Nguyễn Thành), “Hành quân xa” và “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận) mang hơi thở của thời kì chống Pháp thì “Tiến bước dưới quân kì” mang dấu ấn của giai đoạn quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại. Sau này mỗi lần duyệt binh trong những ngày lễ lớn ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, khi nghe quân nhạc cử hành bài hát này, tôi vô cùng xúc động… Trong tốp ca ngày đó anh Chí Hiếu đã đi xa. Sau này tại TPHCM tôi còn có dịp gặp lại đại đội trưởng đơn vị tân binh đóng quân ở Điện Biên, đồng chí là người đầu tiên được chính tôi hát thử cho nghe bài này”.
Tháng 5 năm 2003, tôi có vinh dự được gặp 2 đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho và Huy Thục trước giờ bay ra Hà Nội. Hai ông vừa dự chương trình giao lưu ca nhạc truyền thống với thanh niên TpHCM nhân kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh nhật Bác. Còn một điều thú vị không phải ai cũng biết, 2 nhạc sĩ là 2 anh em “cọc chèo” vì 2 ông lấy 2 chị em ruột (mà cả 2 bà đều từng là văn công TCCT!).
Đã vào tuổi 70 nhưng trông nhạc sĩ Doãn Nho vẫn tráng kiện, giọng ông vẫn sang sảng và hăng say như ngày nào: “Viết là đam mê của chúng tôi, những nhạc sĩ quân đội. Chúng tôi vừa trở lại Điện Biên để chuẩn bị cho 60 năm quân đội và 50 năm Chiến thắng Điện Biên. Về với chiến trường xưa, kỷ niệm lại trỗi dậy. Trong số ca khúc mới viết có bài “Có một khu rừng như thế!” viết về khu rừng Mường Phăng nơi có Sở chỉ huy mặt trận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài này đã được chọn biểu diễn nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Đại tướng.”
Cuộc đời của ông cùng các văn nghệ sĩ trong quân đội quả là những ca khúc tuyệt đẹp!
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2007
NHÂN NGÀY 27 THÁNG 7
Lên thăm LS Lê Minh Tân
Sáng chủ nhật 22/7/2007, chúng tôi lên thăm LS Lê Minh Tân tại NTLS TpHCM. Cách đây mấy tháng, Ban Liên lạc phía Nam cùng anh em Trỗi đã thực hiện “công đoạn cuối cùng” - đón nhận hài cốt và tổ chức lễ truy điệu cho LS – trong “Chiến dịch thần tốc tìm mộ LS Lê Minh Tân” của anh em CCB Tăng-Thiết giáp.
Sáng nay nắng đẹp. NTLS TpHCM nằm trên một quả đồi trên xa lộ Hà Nội, không xa Khu văn hóa du lịch Suối Tiên. Đây là 1 nghĩa trang đẹp với tượng bà mẹ VN anh hùng và quần thể tượng đài hòanh tráng. Đã sát Ngày Thương binh, Liệt sĩ, ngòai những gia đình lên thăm con em, còn có nhiều thanh niên, sinh viên lên dâng hương cho cha anh.
Phóng xe thẳng vào khu dành cho các LS quận Phú Nhuận. Hàng nghìn ngôi mộ nằm giữa những thảm cỏ xanh rì, rợp mát dưới bóng những hàng viết xanh. Cụm 8 LS nằm quây lại trong đội hình tiểu đội. Bia mộ vừa được lau rửa kĩ càng, sạch sẽ. Chúng tôi thắp hương cho Lê Minh Tân và đồng đội của anh. Trong khi vợ con làm các thủ tục tâm linh, hóa vàng cho các anh, tôi lang thang tìm mộ bạn Võ Dũng. Còn nhớ Dũng nằm cạnh mẹ và 2 em, không xa tượng đài, vậy mà không thấy.
Hơn 15.000 mộ LS của 61 tỉnh, thành được quy tập về đây. Nhưng nhiều gia đình chưa biết con em mình đang yên nghỉ tại đây. Nhân dịp 60 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ, 40 đòan viên là cựu sinh viên và sinh viên Đại học Luật TpHCM có sáng tiến tổ chức dâng hương và ghi chép lại tòan bộ tên tuổi, địa chỉ LS để báo về gia đình. Bạn Nguyễn Thái Phúc k7, Hiệu phó kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường rất nhiệt tình giúp đỡ. Đòan trường đã có công văn gửi Sở LĐTBXH nhưng không hiểu lí do gì mà sáng ngày 7/7/2007, khi ghi chép được hơn 5.000 địa chỉ thì công việc bị dừng. Chúng tôi đang chờ trả lời của Sở.
Đưa con cháu lên thăm NTLS là việc làm cần thiết để chúng hiểu được cha ông có một thời hào hùng đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc!
Sáng chủ nhật 22/7/2007, chúng tôi lên thăm LS Lê Minh Tân tại NTLS TpHCM. Cách đây mấy tháng, Ban Liên lạc phía Nam cùng anh em Trỗi đã thực hiện “công đoạn cuối cùng” - đón nhận hài cốt và tổ chức lễ truy điệu cho LS – trong “Chiến dịch thần tốc tìm mộ LS Lê Minh Tân” của anh em CCB Tăng-Thiết giáp.
Sáng nay nắng đẹp. NTLS TpHCM nằm trên một quả đồi trên xa lộ Hà Nội, không xa Khu văn hóa du lịch Suối Tiên. Đây là 1 nghĩa trang đẹp với tượng bà mẹ VN anh hùng và quần thể tượng đài hòanh tráng. Đã sát Ngày Thương binh, Liệt sĩ, ngòai những gia đình lên thăm con em, còn có nhiều thanh niên, sinh viên lên dâng hương cho cha anh.
Phóng xe thẳng vào khu dành cho các LS quận Phú Nhuận. Hàng nghìn ngôi mộ nằm giữa những thảm cỏ xanh rì, rợp mát dưới bóng những hàng viết xanh. Cụm 8 LS nằm quây lại trong đội hình tiểu đội. Bia mộ vừa được lau rửa kĩ càng, sạch sẽ. Chúng tôi thắp hương cho Lê Minh Tân và đồng đội của anh. Trong khi vợ con làm các thủ tục tâm linh, hóa vàng cho các anh, tôi lang thang tìm mộ bạn Võ Dũng. Còn nhớ Dũng nằm cạnh mẹ và 2 em, không xa tượng đài, vậy mà không thấy.
Hơn 15.000 mộ LS của 61 tỉnh, thành được quy tập về đây. Nhưng nhiều gia đình chưa biết con em mình đang yên nghỉ tại đây. Nhân dịp 60 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ, 40 đòan viên là cựu sinh viên và sinh viên Đại học Luật TpHCM có sáng tiến tổ chức dâng hương và ghi chép lại tòan bộ tên tuổi, địa chỉ LS để báo về gia đình. Bạn Nguyễn Thái Phúc k7, Hiệu phó kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường rất nhiệt tình giúp đỡ. Đòan trường đã có công văn gửi Sở LĐTBXH nhưng không hiểu lí do gì mà sáng ngày 7/7/2007, khi ghi chép được hơn 5.000 địa chỉ thì công việc bị dừng. Chúng tôi đang chờ trả lời của Sở.
Đưa con cháu lên thăm NTLS là việc làm cần thiết để chúng hiểu được cha ông có một thời hào hùng đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc!
TU LIỆU LỊCH SỬ
CHUYỆN TƯỚNG LĨNH ĐI HỌC
Đại tướng Văn Tiến Dũng - người bạn thân thiết của cha tôi từ thời kỳ bí mật. Cả hai cùng tham gia Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau này chúng tôi thường qua lại. Một lần đến thăm, chúng tôi có hỏi khi đi làm cách mạng có bao giờ ông nghĩ sẽ làm đến cấp tướng, mà là Đại tướng? Ông cười hết sức hồn nhiên:
- Làm cách mạng có bao giờ nghĩ sau này làm vương làm tướng. Hồi kháng chiến 9 năm, được Đảng giao nhiệm vụ, mỗi lần công việc đến tay cứ thế mà nhận, mà làm. Mà nếu không hoàn thành chắc chắn sẽ có người khác thay. Rồi đâu cũng vào đấy. Cứ làm rồi tự mày mò, tự học hỏi, kinh nghiệm dần được tích lũy, dần trưởng thành. Đầu năm 1948, quân đội có đợt phong tướng đầu tiên[1] do Bác Hồ kí sắc lệnh.
- Như vậy khi được phong hàm, thế hệ tướng lĩnh đầu tiên chưa hề qua trường lớp quân sự nào?
- Thật ra số tướng lĩnh ngày ấy hầu hết chưa qua trường lớp chính quy, trừ các anh Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng đã học ở Trường Quân sự Hoàng Phố (1925-26) và Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái được Bác Hồ gửi sang Quảng Tây học Trường Quân sự ở của Quốc dân đảng (thời kì Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật) cùng khóa với các anh Hoàng Minh Thảo, Vũ Lập, Lê Quảng Ba… Chú được Trung ương triệu tập lên Thái nguyên dự một lớp huấn luyện quân sự trong 10 ngày, do anh Trương Văn Lĩnh (Lệnh) cựu học viên Hòang Phố lên lớp. Cụ Hòang Quốc Việt phụ trách chung , học viên khỏang 10 người, trong đó có đồng chí Nguyễn Quyết. Những kiến thức quân sự được học đối với thế hệ các chú rất mới, nhưng rất giản dị, dễ nhớ. Các lớp huấn luyện quân sự thời kỳ 1941-1944 được tổ chức để chuẩn bị cho đấu tranh vũ trang giành độc lập vào năm 1945.
Các nhà tù thời kì bí mật, như Sơn La, Côn Đảo... cũng là những trường đại học lớn. Các đồng chí trí thức cách mạng từng du học ở Pháp, Nga về truyền đạt lí luận cách mạng cho anh em tù chính trị qua các lớp học tổ chức ngay trong tù.
Vì thiếu kiến thức cơ bản nên khi nhận trọng trách chỉ huy bộ đội, trước một trận đánh, anh em phải bàn bạc phương án tác chiến rất kĩ, lúc ra trận cứ thế mà đánh, đánh xong lại rút kinh nghiệm… Như vậy học qua thực tế là chính. Trước thì tiêu diệt đồn nhỏ, sau tiêu diệt cấp đại đội rồi tiểu đoàn, trung đoàn, lớn hơn là cấp chiến dịch. Kinh nghịêm dần được tích luỹ bằng máu. Từ sau Chiến dịch biên giới 1950, ta có thêm kinh nghiệm chiến đấu của quân đội cách mạng Trung Quốc .
- Thế sau này thì sao?
- Sau kháng chiến chống Pháp, hòa bình trên miền Bắc, tướng lĩnh cấp chiến lược mới được đi học các học viện ở Liên Xô, Trung Quốc. Chú còn nhớ cùng đi học chương trình Chỉ huy Tổng hành dinh (Gen-staff) ở Học viện Bộ Tổng tham mưu mang tên Vô-rô-si-lốp có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các anh Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo, Hoàng Minh Thảo, Trần Độ… Khóa học trong 2 năm 1960-1961, nhưng chỉ học từ tháng 3 đến tháng 9 (để tránh rét) rồi lại về nước công tác. Do chương trình ngắn và đào tạo cấp tốc nên học qua phiên dịch. Có cái hay là tướng lĩnh ta rất giỏi tiếng Pháp nên có thể trao đổi trực tiếp với giáo sư qua tiếng Pháp. Hơn nữa, tướng lĩnh ta có kinh nghiệm thực tế nên khi học được đánh giá cao. Và phải nói các thầy rất giỏi, sau này khi trở về nước, nhiều tướng lĩnh thấy những bài học giả định ở trường rất sát với thực tế chiến trường và áp dụng có hiệu quả.
Khi bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cùng kinh nghiệm tích lũy trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có thêm tri thức khoa học quân sự của Liên Xô, Trung Quốc nên các tướng lĩnh Việt Nam bước vào cuộc chiến tranh với một quyết tâm cao. Sau 30 năm kháng chiến truờng kì, chúng ta đã chiến thắng, Khoa học quân sự Việt Nam đã chiến thắng!
[1] Gồm 9 thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Nguyễn Bình.
Kiến Quốc
Đại tướng Văn Tiến Dũng - người bạn thân thiết của cha tôi từ thời kỳ bí mật. Cả hai cùng tham gia Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau này chúng tôi thường qua lại. Một lần đến thăm, chúng tôi có hỏi khi đi làm cách mạng có bao giờ ông nghĩ sẽ làm đến cấp tướng, mà là Đại tướng? Ông cười hết sức hồn nhiên:
- Làm cách mạng có bao giờ nghĩ sau này làm vương làm tướng. Hồi kháng chiến 9 năm, được Đảng giao nhiệm vụ, mỗi lần công việc đến tay cứ thế mà nhận, mà làm. Mà nếu không hoàn thành chắc chắn sẽ có người khác thay. Rồi đâu cũng vào đấy. Cứ làm rồi tự mày mò, tự học hỏi, kinh nghiệm dần được tích lũy, dần trưởng thành. Đầu năm 1948, quân đội có đợt phong tướng đầu tiên[1] do Bác Hồ kí sắc lệnh.
- Như vậy khi được phong hàm, thế hệ tướng lĩnh đầu tiên chưa hề qua trường lớp quân sự nào?
- Thật ra số tướng lĩnh ngày ấy hầu hết chưa qua trường lớp chính quy, trừ các anh Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng đã học ở Trường Quân sự Hoàng Phố (1925-26) và Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái được Bác Hồ gửi sang Quảng Tây học Trường Quân sự ở của Quốc dân đảng (thời kì Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật) cùng khóa với các anh Hoàng Minh Thảo, Vũ Lập, Lê Quảng Ba… Chú được Trung ương triệu tập lên Thái nguyên dự một lớp huấn luyện quân sự trong 10 ngày, do anh Trương Văn Lĩnh (Lệnh) cựu học viên Hòang Phố lên lớp. Cụ Hòang Quốc Việt phụ trách chung , học viên khỏang 10 người, trong đó có đồng chí Nguyễn Quyết. Những kiến thức quân sự được học đối với thế hệ các chú rất mới, nhưng rất giản dị, dễ nhớ. Các lớp huấn luyện quân sự thời kỳ 1941-1944 được tổ chức để chuẩn bị cho đấu tranh vũ trang giành độc lập vào năm 1945.
Các nhà tù thời kì bí mật, như Sơn La, Côn Đảo... cũng là những trường đại học lớn. Các đồng chí trí thức cách mạng từng du học ở Pháp, Nga về truyền đạt lí luận cách mạng cho anh em tù chính trị qua các lớp học tổ chức ngay trong tù.
Vì thiếu kiến thức cơ bản nên khi nhận trọng trách chỉ huy bộ đội, trước một trận đánh, anh em phải bàn bạc phương án tác chiến rất kĩ, lúc ra trận cứ thế mà đánh, đánh xong lại rút kinh nghiệm… Như vậy học qua thực tế là chính. Trước thì tiêu diệt đồn nhỏ, sau tiêu diệt cấp đại đội rồi tiểu đoàn, trung đoàn, lớn hơn là cấp chiến dịch. Kinh nghịêm dần được tích luỹ bằng máu. Từ sau Chiến dịch biên giới 1950, ta có thêm kinh nghiệm chiến đấu của quân đội cách mạng Trung Quốc .
- Thế sau này thì sao?
- Sau kháng chiến chống Pháp, hòa bình trên miền Bắc, tướng lĩnh cấp chiến lược mới được đi học các học viện ở Liên Xô, Trung Quốc. Chú còn nhớ cùng đi học chương trình Chỉ huy Tổng hành dinh (Gen-staff) ở Học viện Bộ Tổng tham mưu mang tên Vô-rô-si-lốp có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các anh Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo, Hoàng Minh Thảo, Trần Độ… Khóa học trong 2 năm 1960-1961, nhưng chỉ học từ tháng 3 đến tháng 9 (để tránh rét) rồi lại về nước công tác. Do chương trình ngắn và đào tạo cấp tốc nên học qua phiên dịch. Có cái hay là tướng lĩnh ta rất giỏi tiếng Pháp nên có thể trao đổi trực tiếp với giáo sư qua tiếng Pháp. Hơn nữa, tướng lĩnh ta có kinh nghiệm thực tế nên khi học được đánh giá cao. Và phải nói các thầy rất giỏi, sau này khi trở về nước, nhiều tướng lĩnh thấy những bài học giả định ở trường rất sát với thực tế chiến trường và áp dụng có hiệu quả.
Khi bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cùng kinh nghiệm tích lũy trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có thêm tri thức khoa học quân sự của Liên Xô, Trung Quốc nên các tướng lĩnh Việt Nam bước vào cuộc chiến tranh với một quyết tâm cao. Sau 30 năm kháng chiến truờng kì, chúng ta đã chiến thắng, Khoa học quân sự Việt Nam đã chiến thắng!
[1] Gồm 9 thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Nguyễn Bình.
Kiến Quốc
TƯ LIỆU LỊCH SỬ
Dẫn...
Chiều qua, từ Tây Đức, Tạ Vinh k3 gửi email cho tôi kèm theo mấy tấm ảnh tư liệu quý.Thật ra, chúng tôi chơi thân với nhau đã từ lâu vì cùng là bọn nhóc sống quanh Cột cờ ngã tư Hòang Diệu-Điện Biên những năm đầu thập kỷ 1960. Cha mẹ lại thân thiết nhau từ ngày trên chiến khu, hơn nữa bác Tạ Quang Bửu, ba Vinh, lại là con rể cụ Hoàng Đạo Thúy, Giám đốc Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 mà cha tôi là Phó giám đốc Chính trị ủy viên. Hai bà mẹ thì coi nhau như chị em. Chúng tôi cùng lên Trỗi, cùng là lính Quân sự rồi cùng ở lại làm giáo viên. Cuối những năm 1980, Vinh làm ở Cty Tin học do Quang Thắng k4 là Giám đốc và chúng tôi là những người tham gia xây dựng Hội Tin học VN. Đầu những năm 1990, cùng nhau bán quần áo tận Ba Lan xa xôi, rồi gia đình Vinh định cư ở Đức ngót 2 thập kỷ qua.
Còn một kỷ niệm khó quên là nhiều con cháu của anh em trên Đại học quân sự được bác sĩ Minh Châu, vợ Vinh, làm Phó Chủ nhiệm Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), chăm sóc tận tình, nhất là thời gian bao cấp, thuốc men thiếu thốn.
Nói vậy để hiểu quan hệ thân thiết dẫn đến việc chúng tôi thường liên lạc và tặng nhau những món quà vô giá. Nay trình làng 2 trong những tấm ảnh đó.
Bức ảnh chụp tại Hội nghị Genève năm 1954
Đây là lễ kí kết Hiệp định Genève kết thúc chiến tranh ở VN. Trong ảnh có không dưới ba người chúng ta quen biết, đó là các bác Tạ Quang Bửu, Phan Anh và Hoàng Văn Hoan.
Có điều thú vị là trong bức ảnh có 2 vị từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Luật sư Phan Anh là Bộ trưởng thứ 2 (3/1946-11/1946) sau bác Chu Văn Tấn (8/1945-3/1946), còn bác Tạ Quang Bửu là Bộ trưởng thứ 4 (8/1947-8/1948) sau bác Võ Nguyên Giáp (11/1946-8/1947). Từ tháng 8/1948, bác Bửu là Thứ trưởng Quốc phòng cho đến khi tham gia đoàn đàm phán Hiệp định Genève và tới ngày hòa bình.
Một nhân vật quen biết trong ảnh là bác Hoàng Văn Hoan (1905-1994), từng bôn ba hải ngọai và là học trò ưu tú của Cụ Hồ. Tháng 8/1945, bác được bầu bổ sung vào TW cùng các bác Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn... Tại Hội nghị Genève, bác đến với tư cách Đại sứ VN tại TQ.
Trong ảnh, Thứ trưởng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư lệnh QĐNDVN Võ Nguyên Giáp, hạ bút kí vào Hiệp định đình chỉ chiến tranh tại VN và Lào, còn phía đầu bàn bên kia là Thiếu tuớng Delteil, thay mặt Tổng Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương.
Quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công
Cách nay mấy tháng, Hà Chí Quang có mời anh em link vào trang Web của Báo Lao động để đọc bài viết của Nhà sử học Dương Trung Quốc về quyết định tặng thưởng huân chương do Hồ Chủ tịch kí đã gần 60 năm nhưng chưa được thực hiện.
Nay Tạ Vinh gửi bản chụp quyết định (do cụ Mười Hương sao chụp và tặng gia đình). Trong quyết định còn lưu rõ chữ kí của Bác Hồ, của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu ngày 25/4/1948.
Đây cũng là món quà mang tính thời sự nhân 60 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2007).
Bức ảnh chụp tại Hội nghị Genève năm 1954
Đây là lễ kí kết Hiệp định Genève kết thúc chiến tranh ở VN. Trong ảnh có không dưới ba người chúng ta quen biết, đó là các bác Tạ Quang Bửu, Phan Anh và Hoàng Văn Hoan.
Có điều thú vị là trong bức ảnh có 2 vị từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Luật sư Phan Anh là Bộ trưởng thứ 2 (3/1946-11/1946) sau bác Chu Văn Tấn (8/1945-3/1946), còn bác Tạ Quang Bửu là Bộ trưởng thứ 4 (8/1947-8/1948) sau bác Võ Nguyên Giáp (11/1946-8/1947). Từ tháng 8/1948, bác Bửu là Thứ trưởng Quốc phòng cho đến khi tham gia đoàn đàm phán Hiệp định Genève và tới ngày hòa bình.
Một nhân vật quen biết trong ảnh là bác Hoàng Văn Hoan (1905-1994), từng bôn ba hải ngọai và là học trò ưu tú của Cụ Hồ. Tháng 8/1945, bác được bầu bổ sung vào TW cùng các bác Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn... Tại Hội nghị Genève, bác đến với tư cách Đại sứ VN tại TQ.
Trong ảnh, Thứ trưởng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư lệnh QĐNDVN Võ Nguyên Giáp, hạ bút kí vào Hiệp định đình chỉ chiến tranh tại VN và Lào, còn phía đầu bàn bên kia là Thiếu tuớng Delteil, thay mặt Tổng Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương.
Quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công
Cách nay mấy tháng, Hà Chí Quang có mời anh em link vào trang Web của Báo Lao động để đọc bài viết của Nhà sử học Dương Trung Quốc về quyết định tặng thưởng huân chương do Hồ Chủ tịch kí đã gần 60 năm nhưng chưa được thực hiện.
Nay Tạ Vinh gửi bản chụp quyết định (do cụ Mười Hương sao chụp và tặng gia đình). Trong quyết định còn lưu rõ chữ kí của Bác Hồ, của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu ngày 25/4/1948.
Đây cũng là món quà mang tính thời sự nhân 60 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2007).
Xin cảm ơn Tạ Vinh và gia đình!
(Ai quan tâm tư liệu lịch sử xin mời tham khảo: http://vi.wilipedia.org/wilki/ !)
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2007
CHUẨN BỊ CHO CHYẾN ĐI QUẾ LÂM
Có mấy việc BLL các khóa phải tích cực chuẩn bị:
1. Lên danh sách đoàn. Số lượng đã được BLL trường thông báo phân bổ.
2. Việc làm bia kỷ niệm: Ý kiến này đã Thành phố Quế Lâm được báo cáo lên chính quyền tỉnh Quảng Tây và Bộ Ngoại giao TQ nhưng chưa có phúc đáp. Vì vậy chi tiết sẽ phải bàn lại khi đoàn sang Quế Lâm lần này.
3. Trồng cây cùng biển lưu niệm tại Y Trung và khu trường mới ở Phong Khẩu.
Xin thông báo!
1. Lên danh sách đoàn. Số lượng đã được BLL trường thông báo phân bổ.
2. Việc làm bia kỷ niệm: Ý kiến này đã Thành phố Quế Lâm được báo cáo lên chính quyền tỉnh Quảng Tây và Bộ Ngoại giao TQ nhưng chưa có phúc đáp. Vì vậy chi tiết sẽ phải bàn lại khi đoàn sang Quế Lâm lần này.
3. Trồng cây cùng biển lưu niệm tại Y Trung và khu trường mới ở Phong Khẩu.
Xin thông báo!
HỌP MẶT KHÓA 3 TPHCM
Ban Liên lạc k3 TpHCM thông báo:
Họp mặt truyền thống k3 tại phía Nam vào 17g30, ngày thứ Bảy 4/8/2007, tại Nhà hàng JODEE BEER, 198 Hoàng Văn Thụ, Q Phú Nhuận.
Xin kính mời anh em có mặt đông đủ!
Họp mặt truyền thống k3 tại phía Nam vào 17g30, ngày thứ Bảy 4/8/2007, tại Nhà hàng JODEE BEER, 198 Hoàng Văn Thụ, Q Phú Nhuận.
Xin kính mời anh em có mặt đông đủ!
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2007
CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN VỀ LẠI QUẾ LÂM
Để chuẩn bị cho chuyến đi Quế Lâm vào tháng 10/2007, có 1 số việc phải triền khai:
1. Về bia kỷ niệm:
Hiện nay Trường Y Trung đã đệ trình lên Thành phố Quế Lâm, và Thành phố đã xin chỉ thị của Tỉnh Quảng Tây và Bộ Ngoại giao nhưng chưa có trả lời. Việc không đơn giản như ta nghĩ nên phải chờ. Có thể việc này sẽ được bàn chi tiết khi đoàn sang vào tháng 10 này.
2. Về trồng cây lưu niệm tại Y Trung và khu trường mới:
- Chọn cây: có thể là tùng , bách.
- Gắn bia ghi lại tổ chức và ngày tháng trồng cây.
Thông báo để anh em biết!
1. Về bia kỷ niệm:
Hiện nay Trường Y Trung đã đệ trình lên Thành phố Quế Lâm, và Thành phố đã xin chỉ thị của Tỉnh Quảng Tây và Bộ Ngoại giao nhưng chưa có trả lời. Việc không đơn giản như ta nghĩ nên phải chờ. Có thể việc này sẽ được bàn chi tiết khi đoàn sang vào tháng 10 này.
2. Về trồng cây lưu niệm tại Y Trung và khu trường mới:
- Chọn cây: có thể là tùng , bách.
- Gắn bia ghi lại tổ chức và ngày tháng trồng cây.
Thông báo để anh em biết!
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007
TIN NHÀ TRƯỜNG
Anh Thái Chi, thay mặt anh Bùi Vinh Trưởng BLL trường, thông báo:
1. Anh Hà Trọng Tuyên k1 vì ốm bệnh nên thôi phụ trách tài chính.
Người thay thế là anh Nguyễn Hữu Thành k4.
2. Trường Y Trung mời 30 khách của Trường Trỗi sang dự kỷ niệm 70 năm với hỗ trợ 1 ngày nghỉ khách sạn cùng ăn uống và đi lại.
BLL trường đã phân bổ cho các khóa. Đề nghị BLL các khóa theo dõi thực hiện, lên danh sách để BLL trường tổng hợp.
BLL trường cử:
- Trưởng đòan: Đại tá Nhà báo Nguyễn Chí Phan
- Phó đòan 1: Trần Kiến Quốc
- Phó đòan 2: Nguyễn Thái Chi
1. Anh Hà Trọng Tuyên k1 vì ốm bệnh nên thôi phụ trách tài chính.
Người thay thế là anh Nguyễn Hữu Thành k4.
2. Trường Y Trung mời 30 khách của Trường Trỗi sang dự kỷ niệm 70 năm với hỗ trợ 1 ngày nghỉ khách sạn cùng ăn uống và đi lại.
BLL trường đã phân bổ cho các khóa. Đề nghị BLL các khóa theo dõi thực hiện, lên danh sách để BLL trường tổng hợp.
BLL trường cử:
- Trưởng đòan: Đại tá Nhà báo Nguyễn Chí Phan
- Phó đòan 1: Trần Kiến Quốc
- Phó đòan 2: Nguyễn Thái Chi
K2 gặp mặt nhân 40 năm ngày nhập ngũ
"Ban LL k2 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi mời các bạn tới dự buổi gặp mặt kỉ niệm 40 năm nhập ngũ, vào 10h sáng Chủ Nhật 29/7 tại quán bia 19C Hoàng Diệu. Nhờ báo cho các bạn khác".
Hôm qua tôi thấy chị Thái k2 nhận được tin nhắn trên, xin đưa tin với tinh thần "báo cho các bạn khác" và để thông tin chung.
Hôm qua tôi thấy chị Thái k2 nhận được tin nhắn trên, xin đưa tin với tinh thần "báo cho các bạn khác" và để thông tin chung.
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2007
Xin chào mừng Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi"!
Nhất trí, việc chung của trường ta cho vào đây!
Xin đóng góp việc đầu tiên:
CÓ MỘT BỨC TƯỢNG NHƯ THẾ!
Long Bửu là nhà điêu khắc Xứ Quảng, hiện đang sống ở Đà Nẵng. Anh quen và có quan hệ thân thiết với một số anh em Trỗi. Long Bửu có nhiều tác phẩm điêu khắc được chọn đặt tại nhiều nơi, trong đó có Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Anh vừa làm xong tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của AHLS Nguyễn Văn Trỗi và báo cho tôi. Tượng thật đẹp và toát lên cái thần của anh Trỗi trước pháp trường! (Xem trên Blog này).
Là nghệ sĩ điêu khắc, Long Bửu muốn đưa tác phẩm vào cuộc sống và có nguyện vọng đặt tại TPHCM nơi anh Trỗi đã sống những năm tháng cuối đời và anh dũng hy sinh. Cũng hơi khó vì Nghĩa trang Văn Giáp, nơi anh yên nghỉ thì quá xa (tận Q9), mặt khác khu vực này có thể sẽ qui hoạch. Còn khu tưởng niệm anh gần cầu Công Lý, cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, thì đã có tượng đài và một tổ hợp phù điêu.Hiện nay, chúng tôi đang bàn với chị Quyên để chọn địa điểm thích hợp và ý nghĩa. Sẽ thông tin tới anh em trong thời gian sớm nhất!
Ban Liên lạc
Nhất trí, việc chung của trường ta cho vào đây!
Xin đóng góp việc đầu tiên:
CÓ MỘT BỨC TƯỢNG NHƯ THẾ!
Long Bửu là nhà điêu khắc Xứ Quảng, hiện đang sống ở Đà Nẵng. Anh quen và có quan hệ thân thiết với một số anh em Trỗi. Long Bửu có nhiều tác phẩm điêu khắc được chọn đặt tại nhiều nơi, trong đó có Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Anh vừa làm xong tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của AHLS Nguyễn Văn Trỗi và báo cho tôi. Tượng thật đẹp và toát lên cái thần của anh Trỗi trước pháp trường! (Xem trên Blog này).
Là nghệ sĩ điêu khắc, Long Bửu muốn đưa tác phẩm vào cuộc sống và có nguyện vọng đặt tại TPHCM nơi anh Trỗi đã sống những năm tháng cuối đời và anh dũng hy sinh. Cũng hơi khó vì Nghĩa trang Văn Giáp, nơi anh yên nghỉ thì quá xa (tận Q9), mặt khác khu vực này có thể sẽ qui hoạch. Còn khu tưởng niệm anh gần cầu Công Lý, cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, thì đã có tượng đài và một tổ hợp phù điêu.Hiện nay, chúng tôi đang bàn với chị Quyên để chọn địa điểm thích hợp và ý nghĩa. Sẽ thông tin tới anh em trong thời gian sớm nhất!
Ban Liên lạc
LIỆT SĨ - BẠN CỦA CHÚNG TA - GIỜ NÀY Ở ĐÂU?
13 LIỆT SĨ CHƯA TÌM ĐƯỢC MỘ
1. NGUYỄN VĂN ƠN k4
Sinh 1952,
Quê: Quảng Bình,
Nhập ngũ: 1969 E126 Đặc công nước
Hy sinh: 1972(?) Quảng Trị (chưa chính xác).
2. TRỊNH THÚC DOANH k5
Sinh: 30/1/1953,
Nhập ngũ 1971 - E101 F325B
Hy sinh: 16/9/1972 Quảng Trị
3. NGUYỄN LÂM k5
Sinh: 1953
NR: Phan Đình Phùng, Ba Đình, HN
Nhập ngũ: 1971 - E101 F325B
Hy sinh: 5/9/1972 Quảng Trị
4. VŨ KIÊN CƯỜNG k5
Sinh: 1953
NR: Ngọc Hà, Ba Đình, HN,
Nhập ngũ: 1971 - E95 F325B
Hy sinh: 28/7/1972 Quảng Trị
5. CHU TẤN QUANG k6
SInh: 20/2/1952
Quê: Cần Thơ (ngoại),
Nhập ngũ: 1972 - C2 D4 E2 F5
Hy sinh: 29/12/1973 Quảng Đức Bù Bông. Đã tìm được năm 1975, sau thất lạc
6. VÕ NGUYÊN TRỌNG k6
Sinh: 1954,
Đơn vị: E46 F1, Khu 9
Hy sinh: 5/6/1972 Kiên Giang. Chôn tại NT Dương Hoà, Kiên Lương
7. ĐẶNG BÁ LINH k6
Sinh: 9/3/1953
NR: 75 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, HN
Nhập ngũ: 1/1972
Hy sinh: 28/8/1972 Quảng Trị. Đã chuyển mộ 2 lần, sau thất lạc.
8. Y HÒA k7
Sinh: 1954 tại Buôn Mê Thuột
NR: Khu TT Ban Dân tôc TW, Dốc Ngọc Hà, HN
Nhập ngũ: 1971 (HT: 651091 IA01)
Hy sinh: 16/10/1972 Quảng Trị tại đồi Cháy, La Vang, Triệu Phong
9. ĐẶNG ĐÌNH KỲ k7
10. NGUYỄN KHẮC BÌNH k7
11. TRẦN HỮU DÂN k7
12. BÙI THỌ TUYẾN k8
1955
Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình - Nhà TT 4 tầng, Khu Lê Lợi, TX Thái Bình
5/1971
Hy sinh: 23/3/1974 Trung sĩ
Đề nghị: Ban Liên lạc các khóa tìm gặp gia đình xin di ảnh và các tư liệu gửi gấp cho Ban Liên lạc trường.
Địa chỉ Email: kienquoc@vietvuong.com.vn
CHÚ Ý: Khi gặp gia đình nhớ dặn: thường xuyên thắp hương cho LS và cầu cho LS phù hộ gia đình, đồng đội. Và nhớ dặn vong linh LS ở đâu thì tìm gặp Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (số nhà 12, ngõ 15, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội), để Nhà ngoại cảm chắp nối liên lạc với gia đình.
1. NGUYỄN VĂN ƠN k4
Sinh 1952,
Quê: Quảng Bình,
Nhập ngũ: 1969 E126 Đặc công nước
Hy sinh: 1972(?) Quảng Trị (chưa chính xác).
2. TRỊNH THÚC DOANH k5
Sinh: 30/1/1953,
Nhập ngũ 1971 - E101 F325B
Hy sinh: 16/9/1972 Quảng Trị
3. NGUYỄN LÂM k5
Sinh: 1953
NR: Phan Đình Phùng, Ba Đình, HN
Nhập ngũ: 1971 - E101 F325B
Hy sinh: 5/9/1972 Quảng Trị
4. VŨ KIÊN CƯỜNG k5
Sinh: 1953
NR: Ngọc Hà, Ba Đình, HN,
Nhập ngũ: 1971 - E95 F325B
Hy sinh: 28/7/1972 Quảng Trị
5. CHU TẤN QUANG k6
SInh: 20/2/1952
Quê: Cần Thơ (ngoại),
Nhập ngũ: 1972 - C2 D4 E2 F5
Hy sinh: 29/12/1973 Quảng Đức Bù Bông. Đã tìm được năm 1975, sau thất lạc
6. VÕ NGUYÊN TRỌNG k6
Sinh: 1954,
Đơn vị: E46 F1, Khu 9
Hy sinh: 5/6/1972 Kiên Giang. Chôn tại NT Dương Hoà, Kiên Lương
7. ĐẶNG BÁ LINH k6
Sinh: 9/3/1953
NR: 75 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, HN
Nhập ngũ: 1/1972
Hy sinh: 28/8/1972 Quảng Trị. Đã chuyển mộ 2 lần, sau thất lạc.
8. Y HÒA k7
Sinh: 1954 tại Buôn Mê Thuột
NR: Khu TT Ban Dân tôc TW, Dốc Ngọc Hà, HN
Nhập ngũ: 1971 (HT: 651091 IA01)
Hy sinh: 16/10/1972 Quảng Trị tại đồi Cháy, La Vang, Triệu Phong
9. ĐẶNG ĐÌNH KỲ k7
10. NGUYỄN KHẮC BÌNH k7
11. TRẦN HỮU DÂN k7
12. BÙI THỌ TUYẾN k8
1955
Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình - Nhà TT 4 tầng, Khu Lê Lợi, TX Thái Bình
5/1971
Hy sinh: 23/3/1974 Trung sĩ
Đề nghị: Ban Liên lạc các khóa tìm gặp gia đình xin di ảnh và các tư liệu gửi gấp cho Ban Liên lạc trường.
Địa chỉ Email: kienquoc@vietvuong.com.vn
CHÚ Ý: Khi gặp gia đình nhớ dặn: thường xuyên thắp hương cho LS và cầu cho LS phù hộ gia đình, đồng đội. Và nhớ dặn vong linh LS ở đâu thì tìm gặp Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (số nhà 12, ngõ 15, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội), để Nhà ngoại cảm chắp nối liên lạc với gia đình.
Tin về việc làm bia truyền thống doanh trại Hưng Hoá
Như đã thông báo ở Bạn Trường Trỗi, Trung đoàn Công Binh ở Hưng Hoá đang chuẩn bị làm bia truyền thống doanh trại.
Sau vài lần bàn thảo, Ban LL các khoá 4, 5, 6 (là các khoá ở và học tập tại doanh trại đó) thống nhất với nhau sẽ làm việc với Trung đoàn về nội dung trên bia. Về cơ bản nội dung đó ngắn gọn như đã được đóng góp ở tin bên Bạn Trường Trỗi.
Ngoài ra để nêu cao truyền thống doanh trại các khoá sẽ cung cấp danh sách các khoá, thông tin về các liệt sĩ, cán bộ chiến sĩ của các khoá trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, và tặng phòng truyền thống doanh trại 2 tập SRTKL (hiện ngoài này không biết có kiếm ra sách còn mới không, đề nghị Ban Soạn thảo tìm xem có còn quyển nào không).
Dự kiến thứ Sáu tuần sau sẽ lên làm việc với Trung đoàn. Mọi việc theo thu xếp của Lê Ngọc Tuấn k4.
Hữu Thành
Sau vài lần bàn thảo, Ban LL các khoá 4, 5, 6 (là các khoá ở và học tập tại doanh trại đó) thống nhất với nhau sẽ làm việc với Trung đoàn về nội dung trên bia. Về cơ bản nội dung đó ngắn gọn như đã được đóng góp ở tin bên Bạn Trường Trỗi.
Ngoài ra để nêu cao truyền thống doanh trại các khoá sẽ cung cấp danh sách các khoá, thông tin về các liệt sĩ, cán bộ chiến sĩ của các khoá trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, và tặng phòng truyền thống doanh trại 2 tập SRTKL (hiện ngoài này không biết có kiếm ra sách còn mới không, đề nghị Ban Soạn thảo tìm xem có còn quyển nào không).
Dự kiến thứ Sáu tuần sau sẽ lên làm việc với Trung đoàn. Mọi việc theo thu xếp của Lê Ngọc Tuấn k4.
Hữu Thành
Nên dùng trang tin này như thế nào?
Tôi không tham gia mở trang tin này, nhưng thấy tên gọi của nó nghiêm túc, lại thấy nhu cầu tham gia tin mạng ngày càng nhiều và phong phú nên có ý kiến này đề xuất với anh em:
Đề nghị các quản trị trang tin này, và các anh em khác, xem xét việc dùng trang tin này như một nơi cung cấp và thảo luận các việc chính thức, nghiêm túc liên quan tới trường, các khoá và các cá nhân. Như thế ta có các trang tin hỗ trợ nhau. Thí dụ như:
Vui vẻ đời thường có Bạn Trường Trỗi, văn đàn có SRTKL, nghiêm túc chính thức có Trường Văn hoá Quân đội Nguyễn Văn Trỗi, ...
Thực chất là dùng một số trang tin kiểu này để thay cho một trang web có cấu trúc và tính năng cao. Tôi nghĩ như thế là phù hợp hơn với tình hình thực tế của anh em Trỗi chúng ta.
Đề nghị các quản trị trang tin này, và các anh em khác, xem xét việc dùng trang tin này như một nơi cung cấp và thảo luận các việc chính thức, nghiêm túc liên quan tới trường, các khoá và các cá nhân. Như thế ta có các trang tin hỗ trợ nhau. Thí dụ như:
Vui vẻ đời thường có Bạn Trường Trỗi, văn đàn có SRTKL, nghiêm túc chính thức có Trường Văn hoá Quân đội Nguyễn Văn Trỗi, ...
Thực chất là dùng một số trang tin kiểu này để thay cho một trang web có cấu trúc và tính năng cao. Tôi nghĩ như thế là phù hợp hơn với tình hình thực tế của anh em Trỗi chúng ta.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)