... Câu chuyện bắt đầu từ ngày 7/5/1971 khi 2 chú học sinh cấp III gốc Trỗi k7 (Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Tập Thanh) nhân ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ lang thang vào thăm Bảo tàng. Đang say mê nghe đồng chí thiếu úy trẻ thuyết minh thì thấy trên tường có ảnh lớp B3 (C52) Quyết thắng chụp với Trung tá Hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn và các thầy. “Tòan cánh ta, mày ạ!”. Khẽ nháy mắt, 2 bạn thống nhất ngay phi vụ “cho biến bức ảnh” để trả lại cho "các chiến sĩ" có mặt trong ảnh. (Sự nghịch ngợm và hơi ngỗ ngược này là bản tính của nhiều lính Trỗi?!!). Hòa Bình nhỏ người len vào trước mặt anh thiếu úy. Còn Tập Thanh với “động tác đặc công” được học ở trường, nhanh nhẹn gỡ bức ảnh khỏi vị trí. Tấm ảnh được giấu vào trong áo. Hai tên rời Bảo tàng, hí hửng ra vườn hoa Canh Nông (nay là vườn hoa có tượng đài ông Lênin) giở “chiến lợi phẩm” ra ngắm nghía mà không biết đã xâm phạm tài sản quốc gia…
Việt và Nghĩa tiếp tục câu chuyện được anh Lương xác nhận: Cuối tháng 5/1971, (nghĩa là chỉ sau vụ “chôm” ảnh ít ngày), anh Lê Mã Lương cùng anh Chính, dũng sĩ 12 ly 7 bắn rơi 5-6 máy bay trực thăng ở mặt trận Nam Lào, đến trường Chu Văn An nói chuyện với các bạn học sinh. Chả còn nhớ chính xác các anh kể những gì mà ngay sau đó, các bạn trẻ mới 16-17 tuổi nhất lọat viết đơn xin đi bộ đội, trong đó có nhiều bạn Trỗi. Anh Lương cảm động khi biết bạn đứng giữa đựơc giao giữ cờ Quyết thắng là Trần Hữu Dân, con trai út nguyên Chủ tịch UBMTTQVN Trần Hữu Duyệt, cùng là lính F304 với anh. Dân đã anh dũng hy sinh ở động Ông Gio sau cái ngày anh đến trường có hơn 1 năm. Sau vài lần quy tập, mộ của Dân và 1 số bạn Trỗi cùng nhiều liệt sĩ đã thất lạc (tuy đã được đưa về NTLS huyện Hải Lăng, Quảng Trị).
Năm 1991, khi họp mặt lần đầu tiên lính Trỗi ở phía
Thày Chi Phan xúc động chen vào: "Tuy nhà trường chỉ tồn tại có 5 năm và giải thể đã gần 40 năm nhưng thày trò chúng tôi vẫn liên lạc với nhau, vẫn thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống. Trong số 29 liệt sĩ của trường hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vẫn còn 12 mộ còn thất lạc. Các em coi đó là trách nhiệm của mình. Các em còn tự thiết kế blog để liên lạc với nhau, viết lại những kỷ niệm xưa. Nhờ mạng Internet mà chị Đạt, chị của liệt sĩ Trần Hữu Dân, thấy được tấm ảnh này và phát hiện ra em trai mình trong đó. Lập tức chị liên lạc qua email với chúng tôi. Hiểu đựoc sự mong chờ đau đáu suốt mấy chục năm qua của gia đình, em Nghĩa đã làm lại bức ảnh, cất công bay từ TpHCM ra tặng lại gia đình nhân ngày đầu năm. Với tấm ảnh này thì gia đình dường như vẫn thấy con em mình hiện diện... Và nay phiên bản của nó được trao cho Bảo tàng".
Anh Lương cảm nhận đây là câu chuyện hay có thể làm 1 phóng sự truyền hình. Anh tha thiết đề nghị chúng ta tìm lại bức ảnh gốc. (Vì bảo tàng chỉ được phép lưu giữ bản gốc). Ngòai ra Bảo tàng còn đặt vấn đề xin bản gốc thư của các liệt sĩ Trường Trỗi và 2 tập sách của chúng ta, kịp triển lãm vào ngày 16/4 này. Thay mặt Ban Liên lạc, thầy Phan hứa thực hiện. Mong ban liên lạc các khóa ủng hộ!
Khi 3 anh em ngồi lại ở Café Cột Cờ, Nghĩa “bật mí” bản gốc vẫn còn nhưng phải thuyết phục khổ chủ. Tin rằng chủ nhân bức ảnh, vì sự nghiệp chung, sẽ dám hy sinh? Vậy là sau gần 40 năm thất lạc, bức ảnh này sẽ trở lại đúng vị trí. Hơn nữa, tháng 11 năm nay, thiếu sinh quân các thế hệ sẽ kỷ niệm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí quyết định số 425/TCH thống nhất các nhà truờng Thiếu sinh quân trên phạm vi tòan quốc (ngày 10/11/1948).
Trước khi chia tay, Nghĩa tâm sự: Gặp được gia đình Dân và đến được Bảo tàng, quả thật em thấy thanh thản vô cùng!