Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007

Chuyện giờ mới dám kể

Những cú sốc chết người

1. Chiều 26/10. Trên xe từ Phong Khẩu về lại khuôn viên cũ của Y Trung bên cạnh Núi Ốc, Hạ Thanh Xuyên sau một hồi bấm huyệt cấp cứu cho Nam Tiến đã bảo: “Mình thấy Tiến căng lắm”. Đã U60 nhưng chưa hề có kinh nghiệm về các lọai bệnh lý vì “chưa qua” bao giờ(!), hơn nữa người thân của mình chưa ai vấp bệnh này. Nghĩ bụng Xuyên có quá cường điệu?

Cũng may đầu giờ chiều, bác sĩ Thịnh khẩn khỏan: “Sáng nay ở Y Trung ra, chúng tôi đã về thăm cả khu mới và cũ của Trường Bé. Chiều nay, anh cho tôi cùng về Phong Khẩu với!”. “Quá dễ. Xin mời!”. Một lần nữa đây là cái duyên! Thấy Tiến tái dại, Thịnh chạy đi mua thuốc. (Tiếng Hoa không dài như Thịnh thì khó). Uống thuốc vào mà không tiến triển, Thịnh nói: “Phải cấp cứu!”. Và chúng tôi đã bắt taxi cho Tiến đi bệnh viện. Cú sốc thứ nhất!

2. Trở về khách sạn buồn rười rượi, cố nuốt vội miếng cơm rồi vào viện cùng Kiệt (hướng dẫn viên). Gặp Thịnh cho biết: “Cấp cứu kịp thời nhưng bác sĩ nói 90% là nhồi máu cơ tim”. Hỏang hồn vì nhớ ngay tới chuyện cách đây 40 năm, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị nhồi máu nhưng cụ không muốn làm phiền anh em nên tự đi mà không cho khiêng cáng khi cấp cứu và kết quả là... Bị nhồi máu không nằm cố định là tối kị! Nhớ lại hình ảnh Tiến tự lần trên xe xuống mà lo. Mất bao công sức tổ chức chuyến đi, lỡ Tiến làm sao… Cú sốc thứ 2 có cường độ cao hơn!

3. Trực tới 12g đêm, phân công Dũng và Kiệt ở lại. Phóng taxi về khách sạn cùng Thịnh. Xe chạy qua Thác nước nhân tạo ở Quảng trường trung tâm thấy vẫn còn khách dạo chơi. Tiếc là chưa có lúc nào rảnh thăm lại nơi này. Về phòng chưa kịp cởi áo thì Lê Bình chạy sang: “Dũng báo về: Tiến khó qua khỏi đêm nay!”. “Nhưng tao mới từ bệnh viện về. Tốt lên cơ mà”. “Không biết. Vào bệnh viện ngay!”. Đôn Hà rời viện sau tôi cũng rất ngạc nhiên. Nhưng ai mà nói trước điều gì. Rủ ngay Thịnh, Lảnh cùng đi. Chả lẽ đó là sự thật? Cú sốc thứ 3 thật là nặng!

4. Tới viện chỉ mình Thịnh lên lầu 3. Ngồi dưới sảnh, Dũng nói: “Có lúc tao đã nghe thấy tiếng “túyt” và trên monitor hiện lên một đường phẳng lì”. Ghê quá! Cú sốc thứ 4! Ít phút sau Thịnh xuống báo: Tạm ổn. Anh em ra về.

5. Sáng 27/10, mệt phờ nên ngủ tới tận 7g. Chả còn tâm trí nào đi dạo buổi sáng. Chị Niệm rồi khách khứa tới chia tay. Bận. Đúng 10g phải giục Thịnh vào viện. Thịnh đi gặp bác sĩ, còn tôi vào phòng Tiến. Mặt Tiến vẫn xanh lét, phờ phạc, chân vẫn lạnh lắm. Tiến kể: “Mấy đứa con gái lớp mình vừa vào thăm…”.

- Đêm qua ngủ được không?

- Chập chờn lắm… Tao gặp thằng Dũng mấy lần.

- Dũng nào? Con mày á? – (Qủa thật tôi nào có biết tên con nó là Hiếu và Hiển).

- Không, Võ Dũng.

Nghe tới 2 chữ “Võ Dũng”, tôi như bị điện giật. Võ Dũng là bạn, là lính Trỗi k5, con bác Võ Văn Kiệt, hy sinh năm 1972 ở miền Tây. Vậy là đã có lúc Dũng về “gọi” nó đi! Lạnh xương sống! Chả dám nói điều này với Thịnh và Việt Dũng. Cú sốc thứ 5 có biên độ lớn nhất đã làm suy sụp ý trí!

6. Chia tay Tiến. Cùng Kiệt về khách sạn làm thủ tục check out cho đòan. Không dám kể cho ai những gì Tiến đã nói. Sợ… có quá gở?! Rời Quế Lâm, liên tục gọi cho Dũng và chị Niệm. Biết Tiến dần tốt hơn. Nhưng khi tới khách sạn Nanjiang thì tình tiết “Chốt” đã xảy ra như theo một kịch bản đã dàn dựng…

Từng là giáo viên điện tử viễn thông nên khái niệm về Kỹ thuật Xung luôn nằm lòng. Nhất là xung xóa - lọai xung điện được tạo ra với biên độ lớn, không theo quy luật, nhằm phá các nguồn tín hiệu khác. Chính những cú sốc ấy là những xung xóa dần xóa đi những gì lưu trong bộ nhớ. Và…

Nhưng Nam Tiến của chúng ta - được sự chăm sóc, giúp đỡ của tập thể y, bác sĩ tài năng, của thầy trò, bạn bè các thế hệ 2 nhà truờng Y Trung-Nguyễn Văn Trỗi, của các cơ quan hữu quan ở Quế Lâm, của tình hữu nghị Việt-Trung - đã vượt qua được hiểm nghèo. Bạn đã hồi quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị. Chúc bạn sớm bình phục để tiếp tục sinh họat trong đội hình Trường Trỗi!

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2007

Thư gủi Quế Lâm sáng chủ nhật

Sáng nay, tôi đã có thư mail sang chị Niệm và anh Cao. Vì bên đó không có font tiếng Việt nên tôi dùng chữ không dấu. Tòan văn bức thư như sau:

Chi Niem, anh Cao than men,
Vui mung thong bao voi anh chi va cac ban Que Lam: Nguyen Nam Tien da ve toi Benh vien Trung uong quan doi 108 (Ha Noi) an toan vao toi ngay hom qua. Nam Tien duoc benh vien va gia dinh don nhan tu cua khau Huu Nghi. Suc khoe rat tot.
Thay mat thay co giao va cuu hoc sinh Truong Thieu sinh quan Nguyen Van Troi cung gia dinh xin chan thanh cam on chi Tieu va Dang uy, Ban giam hieu truong Y Trung cung cac thay co giao va cac em hoc sinh, cam on thay co va cuu hoc sinh Y Trung (lua nhung nam 1960), cam on nhung ban be than thiet tai Que Lam, Trung Quoc... da nhiet tinh giup do, tham hoi, cham soc va ung ho ca ve tien bac, vat chat de ban Nam Tien vuot qua benh tat.
Kinh nho chi Tieu chuyen loi cam on chan thanh nhat den So Ngoai vu, Cuc Giao duc, Cuc Y te va Ban giam doc Benh vien Nhan dan Tp Que Lam cung tap the y, bac si da truc tiep chua chay va tao dieu kien tot dep nhat trong dieu tri va cho Nam Tien duoc huong chinh sach uu dai trong chi tra vien phi, thuoc men.
Vay la trong huyet mach va su song cua Nguyen Nam Tien co ca do`ng ma'u va su song cua cac ban Que Lam noi rieng va nhan dan Trung Quoc noi chung. On nay that la lon voi Nguyen Nam Tien va gia dinh cung thay tro Truong Nguyen Van Troi chung toi. Moi tinh than ai giua 2 nha truong chung ta ngay cang gan bo. Chung ta da cung nhau gop nhung vien gach hong vun dap cho tinh huu nghi ma Bac Ho va Bac Mao cung nhan dan 2 nuoc day cong xay dung.
Ban Nguyen Thien Nhan, cuu hoc sinh Truong Thieu sinh quan Nguyen Van Troi, nay la Pho Thu tuong kiem Bo truong Bo Giao duc-Dao tao da biet tin vui nay va qua chung toi gui loi cam on toi cac dong chi va cac ban.
Duoc su cham soc uu ai cua thay ban 2 truong, cua nhan dan 2 nuoc, tin chac Nguyen Nam Tien se chien thang benh tat!
Xin co vai dong thong bao gap cho cac ban va cac dong chi.
Xin chuc suc khoe, hanh phuc va thanh dat!
Kinh thu! Tran Kien Quoc

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007

Tin mới nhất từ Quế lâm

Thư chị Niệm nhận lúc 9g06, sáng 23/11/07:

"- Chiều hôm qua, bà Tiêu Hiệu trưởng cùng Hiệu phó và Bí thư Đảng ủy của Y Trung đến chào tạm biệt Tiến và trao số tiền quyên góp của trường lần thứ 2, tuy không nhiều nhưng là tấm lòng đối với người bạn VN, cựu học sinh Trường Trỗi, lâm nạn.

- Khi Tiến vào viện, chị đã nhiều lần nói chuyện với bà Tiêu tìm cách để làm sao giúp được Tiến về kinh phí. Bà Tiêu tiếp nhận ý kiến rồi làm đơn trình lên Ban Đối ngọai Quế Lâm, từ đó công văn được chuyển đến Cục Giáo dục Quế Lâm, Cục Y tế Quế Lâm, Bệnh viện Nhân dân Quế Lâm. Vậy là hôm qua, bà Tiêu cho biết số tiền 2 vạn tệ phải trả tiếp cho bệnh viện được miễn hòan tòan.

- Sáng nay , Tiến đựoc khám lần cuối cùng, nếu không có gì đặc biệt sẽ cho chuyển viện. 8g sáng mai sẽ lên đường về Hà Nội.

Chị phải đi dạy đây. Chào! _ Mỹ Niệm".

Có gì vui hơn tin này!!!
Chúc mọi sự tốt lành với Nam Tiến, chúc chuyến hành quân hồi hương thắng lợi trọn vẹn!

Trần Kiến Quốc

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2007

MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT NGÀY NHÀ GIÁO

Ghi theo lời kể của cô Phạm Thị Thục và chị Phan Thị Quyên

Chuyện cách nay vừa tròn 2 năm. Nhân ngày Nhà giáo năm ấy, Võ Hạnh Phúc gửi cho tôi số tiền không nhỏ rồi nhắn: “Chả mấy khi có dịp tri ân thầy, cô giáo cũ. Cậu cầm số tiền này lo vé máy bay cho vợ chồng cô Thục và chị Quyên ra chơi Hà Nội”. Cùng dịp đó, chị Quyên được Báo Người Lao động mời ra dự trao học bổng Nguyễn Văn Trỗi cho các em học sinh học nghề. Một trong ý định dịp này là mời cô chú cùng chị Quyên lại thăm bác Giáp. Nhưng sức khỏe bác đã yếu, việc thăm viếng bị quản lí rất chặt. Khi lên kế hoạch, Phúc đã nói: “Yên tâm, việc này khỏi qua văn phòng. Coi như mẹ tớ mời mọi người lại thăm gia đình. Như vậy sẽ đơn giản hơn nhiều”.

Sáng 19/11/2005, trời se lạnh. Khi cô Thục, chú Bút và chị Quyên đến 30 Hoàng Diệu thì thầy Chi Phan cùng cánh C11 (chị Hoàng Lương Hoà k2, Trần Châu Nguyên k4, Hạ Thanh Xuyên k5) cũng vừa có mặt. Thầy cô và chị em C11 được cô Hà và Hạnh Phúc mời vào phòng khách. Bên trong là những giá với nhiều sách quý cùng nhiều tranh, tượng kỉ niệm. Trong không gian ấm cúng, chủ, khách lâu ngày mới gặp nhau, chuyện trò ríu rít. Thật vui vì cô Thục từng là sinh viên Khoa Sử của mẹ Hạnh Phúc, nay cô lại gặp môt lô học sinh cũ ở C11.

Khi bác Văn từ trên gác đi xuống thì tất cả cùng đứng dậy, ra đón. Chị Quyên mang bó hoa tươi thắm đủ sắc màu, nào là màu đỏ của lay-ơn, màu cam của những bông đồng tiền, màu vàng của cúc đại đóa… lại tặng bác. Bác Văn lần lượt bắt tay từng người rồi mời cùng ngồi xuống. Cô Thục cảm động đứng lên, có lời: “Thưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp…”. Vừa nói đến đây bác Văn liền ngắt: “Khỏi gọi “Đại tướng” làm gì! Toàn người nhà cả mà”. Cô lẽn bẽn cười rồi tiếp: "… Thưa thầy Văn, thưa cô giáo Đặng Bích Hà, nhân Ngày Nhà giáo VN năm nay, vợ chồng em cùng chị Phan Thị Quyên, vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ở miền Nam được các em học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi tổ chức cho ra thăm Hà Nội. Ngày mai là 20/11, chúng em đến thăm thầy và cô. Thay mặt thầy trò các thế hệ, em xin kính chúc thầy, cô thật mạnh khỏe!". Cô Hà chen vào:

- Anh Văn có biết không, cô Thục là sinh viên của em đấy.

- Thế à? - Bác Văn mỉm cười rồi lần lượt hỏi thăm từng người -... Thật vui và cảm động vì hôm nay tôi được gặp lại con cháu của đồng chí, đồng đội cũ – các anh Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Hoàng Anh, rồi gặp cả thầy cô giáo dạy con chúng tôi ở Trường Văn hoá quân đội Nguyễn Văn Trỗi. Đã mấy chục năm rồi, con cháu chúng tôi đã trưởng thành. Công ơn ấy có một phần nhờ sự dạy dỗ của các thầy, cô. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn cô Thục và thầy Chi Phan cùng các thầy cô ở Trường Trỗi! Thế... thầy Chi Phan còn làm ở Truyền hình quân đội không?

- Báo cáo Đại tướng, tôi đã nghỉ hưu và về làm ở Báo Cựu Chiến binh ạ. Bao nhiêu năm nay, thầy trò Trường Trỗi chúng tôi vẫn gắn bó bên nhau.

- Thế còn đồng chí Bút thì sao? Tôi nhớ đồng chí làm công tác dinh dưỡng trong quân đội.

- Vâng, thưa Đại tướng! – Chú Bút đáp lời. – Nay tôi nghỉ hưu trong TpHCM nhưng vẫn tham gia bài vở cho các báo về dinh dưỡng.

- Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng với đời sống con người. Thế là tốt! – Đại tướng khen.

Cuộc trò chuyện thật ấm áp tình người, tình đồng đội, tình bác - cháu, tình của thủ trưởng với chiến sĩ. Chị Quyên vui nhất vì lâu lắm mới được ngồi cạnh bác Văn. Chị nắm chặt đôi bàn tay bác trong tay mình như người con lâu lắm mới được về gặp cha. Chị như được sưởi ấm lên trong vòng tay bác. Hạnh phúc này lớn quá. Bác chuyện trò hỏi thăm tình hình gia đình anh Trỗi và ba mẹ chị. Bác vui khi biết chị và anh Dũng có 2 cháu Việt, Nga đều đã trưởng thành.

Cũng không dám ngồi lâu, sợ bác mệt. Cô Thục đứng lên xin phép ra về. Bác Văn giục Hữu Thành chụp cho mọi người mấy pô làm kỷ niệm. Bác ôm lấy chị Quyên và nói to với mọi người:

- Trong cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, nhiều gia đình đã phải mất mát, hy sinh, trong đó có gia đình cháu Quyên. Chúng ta không được phép quên đi những hy sinh, mất mát ấy. Thế hệ ngày nay phải làm sao cho đất nước ngày càng phồn vinh, để đền đáp lại những hy sinh, mất mát này.

Rồi bác bắt tay từng người. Chủ, khách bịn rịn, không ai muốn chia tay…

Sài Gòn 20/11/2005

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2007

Thư Bộ trưởng GD-ĐT nhân 20-11

Xin cảm ơn một triệu thầy cô giáo khắp mọi miền đất nước, xin cảm ơn tám mươi vạn thầy cô đã nghỉ hưu mà lòng còn nặng trĩu với sự nghiệp trồng người. Các thầy cô hãy tiếp tục vượt khó, cống hiến như những người anh hùng trong thời đại mới. Một dân tộc có một triệu anh hùng, dân tộc đó phải tỏa sáng trong thế kỉ 21….

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN (cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi)

gửi thư nhân ngày nhà giáo Việt nam (20/11)

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Hôm qua, nhận được điện thoại của cô Thục, báo ngày 20/11 cô không có mặt ở nhà được, cô phải lo chăm sóc chú đang nằm bệnh viện Chợ Rẫy, chú bị u ác tính! Chả là tôi hẹn cô ngày 20/11 sẽ đến thăm cô. Thế là ý định thăm các thầy, cô bị phá sản. Thầy Trọng thì đi HN cả tháng, cô Thục thì mọi người biết rồi, các thầy khác thì yếu hết cả, BLL thì không thể đi hết được, chỉ có thể các lớp , ai có thời gian thì tổ chức đi riêng? Buồn, chúng ta đang đến tuổi sế chiều, các thầy, cô không thể trẻ mãi. Chỉ mong thầy, cô có sức khoẻ. Nhân ngày nhà giáo VN chúc thầy, cô những lời chúc tốt đẹp nhất. Các thầy, cô đã trang bị cho chúng em một hành trang quá nhiều, để chúng em bước vào đời không bị bỡ ngỡ.

CHÚNG EM CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ !

BLL K8

Chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo VN

Nhân ngày Nhà giáo VN 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo Trường Trỗi mạnh khỏe, hạnh phúc! Xin chúc các bạn Trỗi đang làm nghề giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Cựu học sinh Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

Phạm Tiến Duật – Phơi phới mãi hồn thơ

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đang nằm đó, có thể nói chặng đường cuối cùng ông trở về đất mẹ đang ngắn dần. Thân xác bất động của ông đang gắng gỏi níu giữ sự sống, nhưng hồn thơ Phạm Tiến Duật đã, đang và sẽ cứ phơi phới theo nhịp thời gian….

…Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật được bạn bè biên soạn gấp rút trong hai tuần đã ra mắt chiều 17-11. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn giới thiệu tập thơ bằng tấm lòng trân trọng của bạn thơ. Tướng Đồng Sĩ Nguyên đến dự, kể nhiều kỷ niệm về sức mạnh của thơ Phạm Tiến Duật dọc Trường Sơn năm xưa. Người yêu thơ Phạm Tiến Duật thuộc các lứa tuổi xin lên đọc những bài thơ đi theo cùng năm tháng và sống mãi trong lòng nhân dân… Không khí ấm áp và xúc động bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật không có mặt, nhưng hình ảnh ông ngập tràn trong ký ức mỗi người…. xem tiếp Phạm Tiến Duật - Phơi phới mãi hồn thơ

Saigon Online

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

Tin mới nhất về Nguyễn Nam Tiến

Hoàng Việt Dũng k5 đã từ Quế Lâm trở về Hà Nội đêm qua. Sáng nay, chúng tôi đã giao ban qua điện thọai. Cụ thể:

1. Thông báo về đóng góp tại Quế Lâm:
- Chị Niệm cho vay nóng 3000 tệ với lãi suất 0%(!).
- Cô Ngần: 170USD và 1,5 triệu VND.
- Cao "tư lệnh": 800 tệ.
- Đòan k7: 1400 tệ.
- Đòan k4-5-6: 1600 tệ và 0,7 triệu VND, 200EU, 200USD.

2. Bệnh tình của Nguyễn Nam Tiến: Bác sĩ đã cho Tiến tháo máy và thử đi lại trong phòng nhưng chỉ được 1 ngày thì Tiến lại xỉu. Tóm lại: Tiến bị tắc nghẽn động mạch vành khá nặng, phải xử lí "đại phẫu" - măng-xông 2 đọan. Chi phí: 12 vạn tệ (khỏang 250 triệu VND).

3. Tình cảm và sự giúp đỡ của các bạn Quế Lâm: - Bà Tiêu Hiệu trưởng Y Trung luôn quan tâm và hứa tác động để xin giảm viện phí cho Tiến. Sáng thứ 2 này, Ban giám hiệu Y Trung sẽ phát động thầy cô giáo cùng tòan thể học sinh quyên góp giúp Nam Tiến.
- Gia đình chị Niệm, anh Thắng, cháu Việt Hoa, chị em họ Mã, họ Thịnh... thuờng xuyên có mặt tại bệnh viện. Anh Lư Vĩnh Thắng sẽ phiên dịch cho Tiến miễn phí.
Chúng ta đã có những người bạn cực tốt. Ơn này khó quên. Ban Liên lạc và gia đình đã có thư cảm ơn gửi bà Tiêu và Ban giám hiệu Y Trung cùng các bạn Quế Lâm.

4. Trước tình trạng bệnh tật đồng đội và hòan cảnh gia đình, thay mặt Ban Liên lạc k5 xin phát động các bạn k5 hãy đóng góp cho bạn Nam Tiến! Sự đóng góp (theo khả năng của từng người) sẽ tăng thêm sức mạnh để Nam Tiến chiến thắng bệnh tật. Các bạn khóa khác nếu có lòng hảo tâm thì chúng tôi xin cảm ơn!
- Địa chỉ đóng góp tại Hà Nội: Hoàng Việt Dũng (0912070864),Lê Bình (0982275053).
- Tại TpHCM: Trần Kiến Quốc (0903830939).
- Các bạn ở xa xin gửi về tài khỏan:
Trần Kiến Quốc 2000.14849.724462 Eximbank.
(Nhớ thông báo qua điện thoại hoặc email:
kienquoc@vietvuong.com.vn hoặc hubicompany@yahoo.com).

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2007

Người cắm cờ trên đồi Him Lam - Trần Oanh hay Nguyễn Hữu Oanh?

Xuất phát từ tranh luận trên blog "Trại Nhi đồng của tôi" , xin cung cấp những thông tin mới nhất.
Cô Nguyễn Thị Thanh, cô giáo của 1 số lính Trỗi từng học ở Trại Nhi đồng Miền Bắc (đầu những năm 1960), xây dựng với chú Nguyễn Hữu Oanh - thương binh hỏng mắt, cụt 1 tay và mất mấy ngón của bàn tay còn lại. Chú vốn là lính Tiểu đòan Phủ Thông thuộc F312, đơn vị cắm cờ và bắt sống Tướng Đờ-cát tại mặt trận Điện Biên Phủ 7/5/1954. Tại Đại hội mừng công năm 1954, A trưởng xung kích Nguyễn Hữu Oanh được tuyên dương vì sự dũng cảm xông lên cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954. (Sự kiện này được baó QĐND đăng tải trên số 131 ngày 20/7/1954).
Nhưng do sai sót mà trong cuốn "Lịch sử F312" ghi tên người cắm cờ trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954 là Trần Oanh. (Anh em ta nhiều người biết đến cái tên Trần Oanh là xạ thủ bắn súng thể thao quân sự!). Từ source này mà các tác phẩm của Tướng Lê Trọng Tấn (Sư truởng đầu tiên của F312) và của Đại tướng Văn cũng ghi như vậy.
Tất nhiên đây là nỗi đau của chú Nguyễn Hữu Oanh và gia đình, nỗi đau của lịch sử suốt 53 năm qua. Chú Oanh mất năm 2004, khi đi mang theo nỗi buồn đó.
Nửa thế kỷ đã trôi qua với 1 đất nước mà hơn 20 năm là chiến tranh, sau đó là thời bao cấp đói khổ.... Xin miễn đặt ra câu hỏi "Vì sao?". Chúng ta chỉ nên dựa trên các luận chứng khoa học, cùng chứng cứ và nhân chứng lịch sử để sửa sai.
Khi đặt vấn đề này, Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên thư kí - phiên dịch cho bác Văn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng nói "nên làm và làm được". Khi tôi đến Văn phòng Đại tướng đưa thư của cô Thanh thì cũng nhận đuợc ý kiến là sửa đuợc nhưng phải bắt đầu từ F312 và các nhân chứng sống của F312.
Lần ra HN vừa rồi, biết thủ trưởng của chú Nguyễn Hữu Oanh ngày ấy là Trung tuớng Trần Linh (sau này là Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), nay là Trưởng Ban Liên lạc F312, đang nằm điều trị ở Viện Y học dân tộc Quân đội. Chúng tôi cùng Dũng (con trai chú Oanh) đến thăm chú Linh. Biết nguyện vọng của chúng tôi và gia đình, chú vui vẻ kể lại: Sau trận Him Lam, trong 1 trận đánh khác chú Oanh bị thương mù mắt, mất 1 bàn tay và mấy ngón của tay còn lại. Ngày hòa bình, chú về Trường Thương binh hỏng mắt ở đừơng Nguyễn Thái Học. Anh em trong đơn vị cùng cơ quan TW Hội LHPNVN (đơn vị kết nghĩa) đã tạo điều kiện đón cô Thanh ra HN và về làm việc ở Trại Nhi đồng Miền Bắc.
Về việc sửa sai tên người cắm cờ, chú Linh có nói: Để chuẩn bị cho kỷ niệm 55 năm Điện Biên Phủ (7/5/2009), Ban Liên lạc F312 (đích thân chú) đã kí văn bản với Thiếu tướng Lê Mã Lương - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự - về nội dung Sa bàn trận đánh đồi Him Lam ngày 13/3/1954. Tên chíên sĩ cắm cờ hôm đó được sửa lại là Nguyễn Hữu Oanh. Việc làm này là công bố chính thức mang tính quốc gia. Trước ngày hòan thành sa bàn, Ban Liên lạc F312 sẽ báo cáo Đại tướng.

Lịch sử đã được minh chứng. Cái gì của Ceza phải trả lại cho Ceza, nhưng nỗi đau này kéo dài lâu quá!!! Dù sao mọi việc cũng đã rõ ràng! Dưới suối vàng chú Nguyễn Hữu Oanh chắc đã yên lòng?