Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2007

TIN BUỒN

Ban liên lạc khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi và gia đình thương tiếc báo tin:

Bạn HỒ THĂNG LONG

Sinh năm 1956
Nguyên là cựu học sinh B1, B3 Khóa 8
Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi

Đã từ trần hồi 17h45 ngày 19 tháng 10 năm 2007,
tại Hà nội sau một cơn đột quỵ

Lễ viếng bắt đầu từ 6h30 đến 11h ngày 22 tháng 10 năm 2007 tại nhà tang lễ Bệnh viện Bạch mai Hà nội. Lễ truy điệu, đưa tang và an táng cùng ngày tại nghĩa trang Văn điển, Hà nội.

Toàn thể cựu học sinh sinh khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi
xin chia buồn cùng gia đình.

Ban liên lạc K8
Kính báo

Thông báo : Khóa 8 tập trung viếng vào hồi 10 h ngày 22/10/2007
tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch mai

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

VỀ TRƯỜNG Y TRUNG

Giới thiệu về trường Trung học số 1 Quế Lâm

Lư Mỹ Niệm, cựu học sinh Y Trung

Tiền thân của Trường Trung học số 1 Quế Lâm là Trường quốc lậpTrung học Hán Dân” do ông Nhiệm Trung Mẫn thành lập vào năm 1937, tại thị trấn Tây Hà, thành phố Nam Kinh.

Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, giáo viên và học sinh của Trường vẫn kiên trì với lý tưởng “Giáo dục kiến quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Nhiệm Trung Mẫn, dù phải di chuyển đến nhiều nơi, phải đi nghìn vạn dặm vẫn kiên trì dạy học. Trải qua chiến tranh loạn lạc, nước mất nhà tan, sau một thời gian dài di chuyển về phía tây, cuối cùng quyết định đặt trường tại Xuyên Sơn, Quế Lâm. Năm 1950, Trường được đổi tên thành Trường Trung học số 1 Quế Lâm. Tháng 6 năm 2006, trường được chuyển đến số 5 đường Tham Loan, Tp Quế Lâm và đóng cho đến tận bây giờ .

Từ ngày thành lập trường đến nay, thầy và trò Trường Trung học số 1 vẫn một lòng theo đuổi lý tưởng tiến hành nhiều cải cách, không ngừng vươn lên dể dạy và học tốt, hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất. Những danh nhân đã từng công tác tại trường như Quách Mạt Nhược, Liễu Á Tử, Lý Tứ Quang, Lương Tấu Minh, Từ Bùi Hồng, Điền Hán, Âu Dương Dữ Sánh, Lý Tế Thâm, Hùng Phật Tây, Trịnh Hiển Thông, Bốc Thiệu Châu, Lý Nhân, Từ Mi Sinh v.v…

Trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài xuất sắc như: Cao Bá Long Nhà khoa học vật lý lý thuyết, Viện sỹ Viện Công trình Trung Quốc; La Tinh Chiếu, Viện sỹ Viện y học cổ truyền thế giới Mỹ, hội viên Hội y học Trung-Mỹ; Mã Chí Dân Tổng giám đốc Tập đoàn du lịch Hồng Kông Trung Quốc, nhân tài khoa học kỹ thuật Hồ Bắc; Giáo sư Uông Hướng Minh Khoa Sinh vật Đại học Vũ Hán; Cao Tống Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu sinh Triết học sử phương tây; Mạo Vu Thức Nhà kinh tế học nổi tiếng, thành viên nghiên cứu Sở Nghiên cứu về Mỹ của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc; Vân Quán Bình Giáo sư kinh tế học Đại học Ký Nam, giảng viên lớp tiến sỹ kinh tế công nghiệp; Quách Đạo Huy Tổng biên tập Tạp chí “Pháp luật Trung Quốc”,giảng viên lớp tiến sỹ pháp luật Đại học Bắc Kinh; Trương Kế Nhân Trưởng phòng Nghiên cứu rau xanh Sở Khoa học nông nghiệp Hồ Nam, giảng viên lớp nghiên cứu sinh về rau xanh; Ngô Thời Tranh Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Giải phóng quân v.v... Nhà trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài, công trạng rạng danh, nhận được sự đánh giá cao của xã hội .

Từ năm 2006 đến nay, bộ mặt nhà trường đã có những biến đổi không ngừng. Hiện là Trường Trung học lớn nhất Tp Quế Lâm, có 194 công nhân viên chức với 50 lớp và hơn 2200 học sinh, tọa lạc trên diện tích 74,9 mẫu (TQ), diện tích mặt bằng kiến trúc 29.999 m2 . Sân vận động với đường chạy bằng nhựa tổng hợp đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia rộng 3.500 m2. Nhà trường với nhiều vườn hoa xanh tươi có diện tích 2.000 m2 . Có nhà thi đấu thể dục thể thao loại nhất, phòng thí nghiệm lý hóa sinh loại nhất, phòng vi tính internet và một số phòng dạy học qua mạng, phòng luyện đàn, phòng thể hình, phòng đọc sách điện tử v.v…

Với các thiết bị tiên tiến nhất và đội ngũ giáo viên chất lượng cao tạo điều kiện học hành tốt nhất khiến nhà trường có được một động lực sôi sục tưng bừng chưa từng có, chất lượng giáo dục vững bước đi lên. Trước mắt nhà trường đã trở thành “Ngôi trường đào tạo suy tôn học tập , là nơi phát triển tinh thần, lòng ham thích học hỏi và là vườn hoa tôi luyện ra những học sinh có đạo đức tình cảm”. Nhà trường đang “lấy môi trường học tập tốt nhất để kiến to hoc sinh, lấy phương pháp giáo dục khoa học dể đào tạo con người, lấy sự nhiệt huyết tận tình của thầy cô dể dạy dỗ học sinh, lấy quang cảnh đẹp đẽ của nhà trường đđào luyện học sinh”.

(Bài gửi từ Quế Lâm sáng 16/10/2007).

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

TƯ LIỆU

Lương Phong, người 20 năm phiên dịch cho Bác

Vợ chồng ông vừa được Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM mời sang thăm từ thứ sáu tuần trước. Ông đã đi thăm Rạch Giá, Kiên Giang, tới Đồng Tháp thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Địa đạo Củ Chi và Dinh Thống Nhất... Chiều nay ông sẽ bay về Bắc Kinh.
Năm nay ông tròn 75 tuổi. Vốn là Hoa kiều tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Trung Hoa, 15-16 tuổi ông đã tháp tùng đồng chí Lý Ban (khi đó là Vụ trưởng Hoa Kiều Vụ của Chính phủ ta) những ngày ở Việt Bắc rôi làm cơ yếu viên đảm bảo liên lạc của Đảng ta và TW Đảng CS Trung Quốc. Từ năm 1949, ông được gặp và phiên dịch cho Bác. Hòa bình lập lại, ông làm việc tại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến năm 1961. Những khi đòan của Đảng, Chính phủ Trung Quốc sang thăm Việt Nam hoặc Bác Hồ sang thăm Trung Quốc, ông đều được tháp tùng. Ông lưu giữ nhiều tư liệu mà chúng ta coi là "Quốc bảo": thư riêng của Bác nhờ tìm những bài thơ Đường và tác giả, thư nhờ tìm những bài viết trên Nhân dân Nhật báo... Đầy những kỷ niệm khi làm việc với Người!
Đêm 11/10, chúng tôi mời cơm vợ chồng ông ở JODEE.
Sáng 12/10, ông có cuộc gặp với các lão thành cách mạng từng công tác ở Trung Quốc và bạn bè trước khi chia tay. Tổng lãnh sự Trung Quốc Hứa Minh Lượng cùng cán bộ đã đến dự. Ông Lương Phong xúc động kể lại kỉ niệm những lần đi phiên dịch cho Bác. Ông có nói: "Năm 2004, tôi và đồng chí Văn Trang được mời sang dự kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được gặp Võ Đại tướng. Lần này vào TpHCM và thăm đồng bằng sông Cửu Long mới thấy được sự giàu đẹp, mới hiểu được con người và sự vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử có những thăng giáng nhưng chúng ta cố gắng xây dựng cho mối quan hệ ấy mãi mãi xanh tươi!".
Xin giới thiệu tấm ảnh ông đang tặng Hội Hữu nghị Việt-Trung những "Quốc bảo" cùng 1 thư tay Bác gửi cho chú Phong hỏi về mấy chữ Hán.
Chiều thứ bảy 13/10/2007, lúc15g, trên HTV9 sẽ có bộ phim về ông. Xin mời các bạn đón xem!
Đọc bài viết "Gặp người Trung Quốc 20 năm phiên dịch cho Bác Hồ" tại đây

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

58 NĂM QUỐC KHÁNH TRUNG QUỐC

Hai bức công hàm
Trần Kháng Chiến

Tháng 8-1949, trước ngày thành lập Nước CHND Trung Hoa, tại Bắc kinh đã diễn ra cuộc gặp mặt của đồng chí Lý Ban, phái viên cao cấp của Trung ương Đảng ta, với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn về việc thiết lập quan hệ giữa hai Đảng .
Ngày 1-10-1949, tại Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, trước hơn một triệu quần chúng, Chủ tịch Mao Trạch Đông long trọng tuyên bố với thế giới việc thành lập Nước CHND Trung Hoa. Tháng 11-1949, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến tới biên giới Trung-Việt, hòan thành việc giải phóng Hoa Nam.
Ngày 15-1-1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hòang Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung như s
au:
“Chính phủ và nhân dân Nước Việt Nam DCCH căn cứ vào bản tuyên bố ngày 1-10-1949 của Chính phủ nhân dân Trung Quốc, tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Để tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữ a hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam, Chính phủ Việt Nam DCCH quyết định thiết lập quan hệ ngọai giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc .
Ngày 15-1-1950
Thay mặt Chính phủ Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH - Hòang Minh Giám“.

Ngày 18-1-1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai gửi công hàm phúc đáp thông điệp. Tòan văn như sau:
“Kính gửi Ông Hòang Minh Giám - Bộ trưởng Bô Ngọai giao Chính phủ Việt Nam DCCH.
Tôi rất hân hạnh nhận được điện báo yêu câu kiến lập mối quan hệ ngoại giao với Nước CHND Trung Hoa của Quý Bộ trưởng ngày 15-1-1950. Nay tôi xin thông tri để Quý Bộ trưởng rõ: Chính phủ nhân dân Trung ương của Nước CHND Trung Hoa nhận thấy Chính phủ của Nước Việt Nam DCCH là Chính phủ hợp pháp đại biểu cho ý trí của nhân dân Việt Nam.
Chính phủ Trung ương của Nước CHND Trung Hoa nguyện ý kiến lập mối quan hệ ngọai giao với Chính phủ Việt Nam DCCH và trao đổi Đại sứ để củng cố bang giao giữa hai nước, tăng cường sự hợp tác hữu hảo của hai nước. Đặc biệt về việc này xin phúc điện ngài và mong ngài sắc chiểu thì chúng tôi hân hạnh vô cùng.
Ngày 18-1-1950
Chu Ân Lai - Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Chính phủ nhân dânTrung ương Nước CHND Trung Hoa.“

Như vậy Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận, thiết lập quan hệ ngọai giao với Chính phủ Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.
Tiếp theo trong tháng 1 và 2-1950, Liên xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận nước ta. Và Chính phủ ta quyết định lấy ngày 18-1 hàng năm là Ngày kỷ niệm Thắng lợi ngọai giao.

(Ảnh: Tân Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TpHCM Hứa Minh Lượng (đeo kính,đứng giữa) trong một buổi tiếp khách khi mới nhậm chức 25-9-2007).