Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi
Nhạc và lời: Hồng Tuyến
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2007
NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
Bức thư và những thông tin về LS Y Hòa, LS Bùi Thọ Tuyến đã được post lên trang web của Trung tâm Lưu trữ thông tin về LS và những người có công MARIN: http://www.nhantimdongdoi.org/
Mời các bạn truy cập!
BBL trường
Mời các bạn truy cập!
BBL trường
HÀ NỘI - TỔNG KHỞI NGHĨA VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ
“ÔNG CỐ VẤN” TRẦN ĐÌNH LONG VÀ
100 NGÀY VỚI CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
Trần Kiến Quốc
Khi nói về Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Hà Nội, chúng ta thường được nghe đến những cái tên: Nguyễn Khang (Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa) và 4 uỷ viên Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Quyết. Trong thực tế còn có một nhân vật khá đặc biệt, người có những đóng góp không nhỏ cho thời khắc lịch sử này. Đó là “ông cố vấn” Trần Đình Long. Nhân Tháng Tám lịch sử xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!
Tháng 8/2005, qua các lão thành cách mạng mà chúng tôi tìm được chị Trần Thị Phong - con gái nhà cách mạng Trần Đình Long - đang sinh sống tại TPHCM. Chị Phong xúc động kể lại: “Bố tôi sinh năm 1904. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Nam Định, ông sang Cao Miên làm ăn rồi về Nam Kỳ. Từ đây, ông sang Pháp du học. Do hoạt động trong phong trào công nhân mà ông được Đảng CS Pháp giới thiệu sang học tập tại Trường Đại học CS Lao động Phương Đông (Matxcơva), khóa học 1928-31. Với cái tên Pe-vơ-znhe và số thẻ sinh viên 4433, ông cùng học với 9 sinh viên VN. Tốt nghiệp, ông trở lại Pháp rồi về VN. Tầu vừa cập cảng Sài Gòn, ông bị mật thám Pháp bắt vì tội “vượt biên sang Nga trái phép”. Sau 4 tháng giam không có chứng cứ, chúng phải trả tự do. Trần Đình Long tiếp tục hoạt động rồi kết hôn với một cô gái Hà Nội tên là Phương. Hai vợ chồng kinh doanh sách báo tiến bộ tại địa chỉ 26 phố Chợ Đồng Xuân”.
Thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-39), tên ông gắn với các chức danh chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên trong hoạt động báo chí công khai của Đảng. Ông viết nhiều thể loại: chính luận, phóng sự điều tra, hồi kí, truyện ngắn… cho các báo Lao động (Le Travail), Khỏe, Tập hợp, Tiến lên, Thời thế, Đời nay… Tại Toà soạn Báo Tin tức, ông cùng làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Ông viết thiên kí sự “Ba năm ở nước Nga Xô viết” giới thiệu về cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân Liên xô, hay thiên phóng sự “Một cuộc điều tra Muối” và truyện ngắn “Một đêm u ám”…
Tháng 8/1939, khi vào Thanh Hoá phát hành báo chí, ông lại bị bắt vì lí do “đi cổ động nhân dân chống thuế”. Năm 1940, chính quyền Pháp bắt ông lần thứ ba với tội danh “cộng tác với báo chí cộng sản và cổ động dân chúng chống chính phủ bảo hộ”. Ông bị đày lên Sơn La cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Xuân Thuỷ, Xích Điểu…
Thời gian ở tù, ông sáng tác nhiều tác phẩm (kịch nói, cải lương, tuồng chèo) và lập cả “Gánh hát Phiêu lưu” của tù chính trị. Đây cũng là lần thứ 3 ông đứng ra tổ chức hoạt động sân khấu, văn nghệ. Trước đó khi ở Liên xô, năm 1931, ông tổ chức cho sinh viên VN biểu diễn những vở kịch về VN. Thời kì Mặt trận Dân chủ, ông vận động nam nữ học sinh, sinh viên tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ có nội dung yêu nước. Những hoạt động này có tiếng vang lớn trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Có một câu chuyện khá thú vị, khi cưới nhau hai ông bà hẹn thề sẽ sinh hai đứa con lấy tên theo lối chơi chữ lồng ngược với Long-Phương là Phong-Lương. Năm 1938, ông bà có con gái đầu tên Phong. Thời kì ông bị đày lên Sơn La, không sợ nơi rừng thiêng nước độc, bà Phương đã thuê người trèo đèo lội suối, dẫn lên thăm chồng với nguyện vọng có đứa con trai để nối dõi tông đường. Bà mua sẵn muối, đường phên, thuốc lào, diêm, thuốc tây… để biếu bà con dân tộc. Bà con dựng cho bà một cái lán ở bản Hẹo. Sáng sáng, ông Long theo đoàn tù nhân vào rừng chặt củi. Lính coi ngục được đút lót đã cho ông ở lại bản Hẹo cả ngày. Cảm phục tấm lòng của bà, anh em tù chính trị chặt cố thêm một xuất củi cho ông. Chiều đến, ông Long lại nhập vào đoàn tù. Cứ như thế cho đến ngày bà có mang. Thời gian sau, ông nhận được thư từ Hà Nội báo tin bà đã sinh con trai nhưng chưa đặt tên. Đây là một tin vui trong anh em tù chính trị Sơn La. Anh em bàn đặt tên cháu là Cậu ấm Hẹo, ghi nhớ địa danh bản Hẹo nơi hai ông bà đã có cậu con trai. (Nay Cậu ấm Hẹo, Trần Đình Lương, là giáo viên dạy tiếng Việt cho bà con Việt kiều ở Sydney, Australia).
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chi uỷ ngục Sơn La đấu tranh với giám ngục đòi giải phóng. Về đến Hà Nội, ông liên lạc ngay với Xứ uỷ Bắc Kỳ và được giao nhiệm vụ làm “cố vấn” cho Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên (năm 1950), kể lại: “Hầu hết anh em trong Ủy ban Khởi nghĩa đều là học sinh, sinh viên, tuổi đời mới ngoài 20. Riêng “cố vấn” Trần Đình Long và anh Trần Tử Bình thì già giặn và từng trải hơn. Ngay hôm 16/8, Chủ tịch Nguyễn Khang cùng anh Long và tôi vào gặp cụ Phan Kế Toại để thương thuyết nhưng bất thành. Đến ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa chuyển hẳn vào 101 Gambetta (nay là 101 Trần Hưng Đạo). Tại các cuộc họp, anh Long luôn đưa ra những ý kiến sắc bén đối phó các tình huống xảy ra. Chiều 19/8, sau khi đã chiếm được Dinh Khâm sai, Thường vụ Xứ và Uỷ ban Quân sự cách mạng giao nhiệm vụ cho anh Long và tôi đi gặp Toàn quyền Nhật Tsuchihashi. Trước khi đi, anh Long nhấn mạnh: “Khi vào hang cọp, không được nói năng động chạm đến việc phát xít Nhật đã bại trận hay bom nguyên tử đã nổ ở Hyrôshima”. Và khi tới Tổng hành dinh Nhật (nay là trụ sở Cục Liên lạc đối ngoại Bộ Quốc phòng, trên đường Phạm Ngũ Lão), chúng tôi được đưa vào phòng khánh tiết. Thấy trên tường treo lá cờ trắng với hình mặt trời đỏ to tướng, các sĩ quan Nhật đứng xung quanh, gươm súng đầy mình làm hai anh em gợn chút lo âu. Được giới thiệu là đại diện của “nhóm dân chúng Hà Nội nổi loạn”, đánh chiếm Dinh Khâm sai trưa nay, tôi bình tĩnh nói: “Nghe tin Thiên hoàng đã cho phép các ông rút lực lượng khỏi Đông Dương trong ít ngày nữa…”. Vừa nghe đến 2 chữ Thiên hoàng, thái độ của cánh sĩ quan Nhật thay đổi hẳn. Sau đó họ chấp nhận chính quyền mới của Việt Minh và nhắc dân chúng không được bạo động…”.
Sau ngày cách mạng thành công, tình hình rất phức tạp vì có nhiều đảng phái, lực lượng. Ông Long được giao nhiệm vụ “đặc phái viên ngoại giao” của Hồ Chủ tịch. Cuối tháng 11/1945, ông cùng đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng xuống Kiến An giải quyết tranh chấp giữa lực lượng của họ với anh em Vệ quốc đoàn. Trần Đình Long đã giải quyết một cách khôn khéo, dựa vào sách lược của Đảng, tránh được xung đột vũ trang. Xong việc, ông trở về Hà Nội vào chiều 24/11/1945.
Chị Phong nhớ lại: “Gia đình tôi khi đó ở 26 phố Chợ Đồng Xuân, ngày đó tôi mới 7 tuổi. Bố tôi rất yêu thương vợ con, cứ xong việc là lại về nhà. Khi ông trở về nhà và lên gác được một lúc thì thấy có chiếc xe Jeep chạy tới dừng trước cửa. Từ trên xe nhảy xuống 5-6 người, mặc binh phục Tàu-Tưởng. Họ vào nhà, gí súng vào bụng mẹ tôi, đang có mang em Trần Đình Thiện, doạ: “Gọi ông Long xuống đây, nếu không sẽ bắn!”. Vì đứa em trong bụng mà mẹ tôi phải gọi bố xuống. Chúng bắt ông, đem đi. Ngay sau đó báo chí tiến bộ kêu gọi Việt Nam Quốc dân Đảng trả lại tự do cho ông, nhưng vô hiệu. Ông mất tích từ đó”.
Trân trọng nhìn lại những ngày lịch sử ấy mới càng thấy một Trần Đình Long bản lĩnh, sáng suốt, biết dựa vào tình hình thực tế, biết vận dụng lý luận cách mạng vô sản được trang bị ở nước Nga Xô viết, để đưa ra những quyết định đúng đắn trên cương vị của một “cố vấn”! Theo nhà sử học Nga A.Xô-cô-lốp: “Trần Đình Long được xem là ứng cử viên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh”. Không chỉ là nhà cách mạng ưu tú, ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật sân khấu, dùng văn hoá, văn nghệ làm vũ khí tuyên truyền cách mạng. Thật tiếc, ông chỉ sống và làm việc cho chính quyền dân chủ, nhân dân vừa đúng 100 ngày kể từ 19/8/1945!
Thấm thoắt đã hơn 60 năm trôi qua. Tiếc rằng cho đến giờ gia đình vẫn chưa biết ông được yên nghỉ ở nơi đâu?!
Ảnh tư liệu:
- Ảnh ông Trần Đình Long bị mật thám Pháp chụp thời gian bị giam ở nhà tù Sơn La,1940.
- Toà soạn Báo Tin tức thời kì Mặt trận Dân chủ: Đồng chí Trường Chinh (hàng đầu, thứ 2 từ phải) cùng anh em trong Ban biên tập và đồng chí Trần Đình Long (người thắt ca-vạt đứng giữa hàng sau cùng).
“ÔNG CỐ VẤN” TRẦN ĐÌNH LONG VÀ
100 NGÀY VỚI CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
Trần Kiến Quốc
Khi nói về Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Hà Nội, chúng ta thường được nghe đến những cái tên: Nguyễn Khang (Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa) và 4 uỷ viên Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Quyết. Trong thực tế còn có một nhân vật khá đặc biệt, người có những đóng góp không nhỏ cho thời khắc lịch sử này. Đó là “ông cố vấn” Trần Đình Long. Nhân Tháng Tám lịch sử xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!
Tháng 8/2005, qua các lão thành cách mạng mà chúng tôi tìm được chị Trần Thị Phong - con gái nhà cách mạng Trần Đình Long - đang sinh sống tại TPHCM. Chị Phong xúc động kể lại: “Bố tôi sinh năm 1904. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Nam Định, ông sang Cao Miên làm ăn rồi về Nam Kỳ. Từ đây, ông sang Pháp du học. Do hoạt động trong phong trào công nhân mà ông được Đảng CS Pháp giới thiệu sang học tập tại Trường Đại học CS Lao động Phương Đông (Matxcơva), khóa học 1928-31. Với cái tên Pe-vơ-znhe và số thẻ sinh viên 4433, ông cùng học với 9 sinh viên VN. Tốt nghiệp, ông trở lại Pháp rồi về VN. Tầu vừa cập cảng Sài Gòn, ông bị mật thám Pháp bắt vì tội “vượt biên sang Nga trái phép”. Sau 4 tháng giam không có chứng cứ, chúng phải trả tự do. Trần Đình Long tiếp tục hoạt động rồi kết hôn với một cô gái Hà Nội tên là Phương. Hai vợ chồng kinh doanh sách báo tiến bộ tại địa chỉ 26 phố Chợ Đồng Xuân”.
Thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-39), tên ông gắn với các chức danh chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên trong hoạt động báo chí công khai của Đảng. Ông viết nhiều thể loại: chính luận, phóng sự điều tra, hồi kí, truyện ngắn… cho các báo Lao động (Le Travail), Khỏe, Tập hợp, Tiến lên, Thời thế, Đời nay… Tại Toà soạn Báo Tin tức, ông cùng làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Ông viết thiên kí sự “Ba năm ở nước Nga Xô viết” giới thiệu về cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân Liên xô, hay thiên phóng sự “Một cuộc điều tra Muối” và truyện ngắn “Một đêm u ám”…
Tháng 8/1939, khi vào Thanh Hoá phát hành báo chí, ông lại bị bắt vì lí do “đi cổ động nhân dân chống thuế”. Năm 1940, chính quyền Pháp bắt ông lần thứ ba với tội danh “cộng tác với báo chí cộng sản và cổ động dân chúng chống chính phủ bảo hộ”. Ông bị đày lên Sơn La cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Xuân Thuỷ, Xích Điểu…
Thời gian ở tù, ông sáng tác nhiều tác phẩm (kịch nói, cải lương, tuồng chèo) và lập cả “Gánh hát Phiêu lưu” của tù chính trị. Đây cũng là lần thứ 3 ông đứng ra tổ chức hoạt động sân khấu, văn nghệ. Trước đó khi ở Liên xô, năm 1931, ông tổ chức cho sinh viên VN biểu diễn những vở kịch về VN. Thời kì Mặt trận Dân chủ, ông vận động nam nữ học sinh, sinh viên tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ có nội dung yêu nước. Những hoạt động này có tiếng vang lớn trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Có một câu chuyện khá thú vị, khi cưới nhau hai ông bà hẹn thề sẽ sinh hai đứa con lấy tên theo lối chơi chữ lồng ngược với Long-Phương là Phong-Lương. Năm 1938, ông bà có con gái đầu tên Phong. Thời kì ông bị đày lên Sơn La, không sợ nơi rừng thiêng nước độc, bà Phương đã thuê người trèo đèo lội suối, dẫn lên thăm chồng với nguyện vọng có đứa con trai để nối dõi tông đường. Bà mua sẵn muối, đường phên, thuốc lào, diêm, thuốc tây… để biếu bà con dân tộc. Bà con dựng cho bà một cái lán ở bản Hẹo. Sáng sáng, ông Long theo đoàn tù nhân vào rừng chặt củi. Lính coi ngục được đút lót đã cho ông ở lại bản Hẹo cả ngày. Cảm phục tấm lòng của bà, anh em tù chính trị chặt cố thêm một xuất củi cho ông. Chiều đến, ông Long lại nhập vào đoàn tù. Cứ như thế cho đến ngày bà có mang. Thời gian sau, ông nhận được thư từ Hà Nội báo tin bà đã sinh con trai nhưng chưa đặt tên. Đây là một tin vui trong anh em tù chính trị Sơn La. Anh em bàn đặt tên cháu là Cậu ấm Hẹo, ghi nhớ địa danh bản Hẹo nơi hai ông bà đã có cậu con trai. (Nay Cậu ấm Hẹo, Trần Đình Lương, là giáo viên dạy tiếng Việt cho bà con Việt kiều ở Sydney, Australia).
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chi uỷ ngục Sơn La đấu tranh với giám ngục đòi giải phóng. Về đến Hà Nội, ông liên lạc ngay với Xứ uỷ Bắc Kỳ và được giao nhiệm vụ làm “cố vấn” cho Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên (năm 1950), kể lại: “Hầu hết anh em trong Ủy ban Khởi nghĩa đều là học sinh, sinh viên, tuổi đời mới ngoài 20. Riêng “cố vấn” Trần Đình Long và anh Trần Tử Bình thì già giặn và từng trải hơn. Ngay hôm 16/8, Chủ tịch Nguyễn Khang cùng anh Long và tôi vào gặp cụ Phan Kế Toại để thương thuyết nhưng bất thành. Đến ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa chuyển hẳn vào 101 Gambetta (nay là 101 Trần Hưng Đạo). Tại các cuộc họp, anh Long luôn đưa ra những ý kiến sắc bén đối phó các tình huống xảy ra. Chiều 19/8, sau khi đã chiếm được Dinh Khâm sai, Thường vụ Xứ và Uỷ ban Quân sự cách mạng giao nhiệm vụ cho anh Long và tôi đi gặp Toàn quyền Nhật Tsuchihashi. Trước khi đi, anh Long nhấn mạnh: “Khi vào hang cọp, không được nói năng động chạm đến việc phát xít Nhật đã bại trận hay bom nguyên tử đã nổ ở Hyrôshima”. Và khi tới Tổng hành dinh Nhật (nay là trụ sở Cục Liên lạc đối ngoại Bộ Quốc phòng, trên đường Phạm Ngũ Lão), chúng tôi được đưa vào phòng khánh tiết. Thấy trên tường treo lá cờ trắng với hình mặt trời đỏ to tướng, các sĩ quan Nhật đứng xung quanh, gươm súng đầy mình làm hai anh em gợn chút lo âu. Được giới thiệu là đại diện của “nhóm dân chúng Hà Nội nổi loạn”, đánh chiếm Dinh Khâm sai trưa nay, tôi bình tĩnh nói: “Nghe tin Thiên hoàng đã cho phép các ông rút lực lượng khỏi Đông Dương trong ít ngày nữa…”. Vừa nghe đến 2 chữ Thiên hoàng, thái độ của cánh sĩ quan Nhật thay đổi hẳn. Sau đó họ chấp nhận chính quyền mới của Việt Minh và nhắc dân chúng không được bạo động…”.
Sau ngày cách mạng thành công, tình hình rất phức tạp vì có nhiều đảng phái, lực lượng. Ông Long được giao nhiệm vụ “đặc phái viên ngoại giao” của Hồ Chủ tịch. Cuối tháng 11/1945, ông cùng đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng xuống Kiến An giải quyết tranh chấp giữa lực lượng của họ với anh em Vệ quốc đoàn. Trần Đình Long đã giải quyết một cách khôn khéo, dựa vào sách lược của Đảng, tránh được xung đột vũ trang. Xong việc, ông trở về Hà Nội vào chiều 24/11/1945.
Chị Phong nhớ lại: “Gia đình tôi khi đó ở 26 phố Chợ Đồng Xuân, ngày đó tôi mới 7 tuổi. Bố tôi rất yêu thương vợ con, cứ xong việc là lại về nhà. Khi ông trở về nhà và lên gác được một lúc thì thấy có chiếc xe Jeep chạy tới dừng trước cửa. Từ trên xe nhảy xuống 5-6 người, mặc binh phục Tàu-Tưởng. Họ vào nhà, gí súng vào bụng mẹ tôi, đang có mang em Trần Đình Thiện, doạ: “Gọi ông Long xuống đây, nếu không sẽ bắn!”. Vì đứa em trong bụng mà mẹ tôi phải gọi bố xuống. Chúng bắt ông, đem đi. Ngay sau đó báo chí tiến bộ kêu gọi Việt Nam Quốc dân Đảng trả lại tự do cho ông, nhưng vô hiệu. Ông mất tích từ đó”.
Trân trọng nhìn lại những ngày lịch sử ấy mới càng thấy một Trần Đình Long bản lĩnh, sáng suốt, biết dựa vào tình hình thực tế, biết vận dụng lý luận cách mạng vô sản được trang bị ở nước Nga Xô viết, để đưa ra những quyết định đúng đắn trên cương vị của một “cố vấn”! Theo nhà sử học Nga A.Xô-cô-lốp: “Trần Đình Long được xem là ứng cử viên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh”. Không chỉ là nhà cách mạng ưu tú, ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật sân khấu, dùng văn hoá, văn nghệ làm vũ khí tuyên truyền cách mạng. Thật tiếc, ông chỉ sống và làm việc cho chính quyền dân chủ, nhân dân vừa đúng 100 ngày kể từ 19/8/1945!
Thấm thoắt đã hơn 60 năm trôi qua. Tiếc rằng cho đến giờ gia đình vẫn chưa biết ông được yên nghỉ ở nơi đâu?!
Ảnh tư liệu:
- Ảnh ông Trần Đình Long bị mật thám Pháp chụp thời gian bị giam ở nhà tù Sơn La,1940.
- Toà soạn Báo Tin tức thời kì Mặt trận Dân chủ: Đồng chí Trường Chinh (hàng đầu, thứ 2 từ phải) cùng anh em trong Ban biên tập và đồng chí Trần Đình Long (người thắt ca-vạt đứng giữa hàng sau cùng).
KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI HỮU NGHỊ VIỆT-TRUNG TPHCM
Sáng nay, 17/8/2007, tại Nhà Văn hoá hữu nghị đã tổ chức kỷ niệm 15 năm Hội Hữu nghị Việt-Trung TPHCM (1992-2007). Đến dự ngoài các quan chức của TP, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, còn có Tổng lãnh sự TQ Hứa Minh Lượng cùng đông đảo hội viên. Nhìn lại 15 năm xây dựng và phát triển ngoại giao nhân dân, mọi người cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp trong quan hệ hữu hảo giữa 2 nước, 2 dân tộc.
Ý KIẾN HAY VỀ CHUYẾN ĐI QUẾ LÂM
Đề nghị xem xét lại việc tổ chức đi từ phía Bắc:
1- Ai có thể đi được thì qui về một mối, đi theo tour do một Cty du lịch nào đó mà BLL Trường lựa chọn. Không nên để các Khóa tự tổ chức vì sẽ khó đủ người cho 1 tour riêng.
2- Không nên chỉ đi 4 ngày, 3 đêm vì mất 2 ngày đi đường chỉ còn 2 ngày là quá ít thời gian tham quan (trong khi với các đại biểu còn mất gần 1 ngày với Y Trung) và rất mệt vì đường xa - đặc biệt đối với các thầy cô khi tuổi đã cao. Đây là kinh nghiệm của những nhóm đã đi lần trước. Nên đi 5 ngày, 4 đêm.
3- Không nên vì công việc của Y Trung mà có khả năng tạo ra sự ngăn cách từ chỗ hình thành các nhóm đi riêng. Đi dự Y Trung chỉ là cái cớ (lý do chính đáng) để thầy trò Trường Trỗi cùng nhau thăm lại chốn xưa. Cái vui với mỗi người không chỉ đi thăm QL mà được sống lại trong tình thày trò, tình Trỗi ngay tại đất QL.
Dương Minh - Trưởng BLL K4 tại Tp.HCM
1- Ai có thể đi được thì qui về một mối, đi theo tour do một Cty du lịch nào đó mà BLL Trường lựa chọn. Không nên để các Khóa tự tổ chức vì sẽ khó đủ người cho 1 tour riêng.
2- Không nên chỉ đi 4 ngày, 3 đêm vì mất 2 ngày đi đường chỉ còn 2 ngày là quá ít thời gian tham quan (trong khi với các đại biểu còn mất gần 1 ngày với Y Trung) và rất mệt vì đường xa - đặc biệt đối với các thầy cô khi tuổi đã cao. Đây là kinh nghiệm của những nhóm đã đi lần trước. Nên đi 5 ngày, 4 đêm.
3- Không nên vì công việc của Y Trung mà có khả năng tạo ra sự ngăn cách từ chỗ hình thành các nhóm đi riêng. Đi dự Y Trung chỉ là cái cớ (lý do chính đáng) để thầy trò Trường Trỗi cùng nhau thăm lại chốn xưa. Cái vui với mỗi người không chỉ đi thăm QL mà được sống lại trong tình thày trò, tình Trỗi ngay tại đất QL.
Dương Minh - Trưởng BLL K4 tại Tp.HCM
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007
NHẬN VẬT VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ
TỔNG KHỞI NGHĨA 19-8:
NHÂN DÂN HÀ NỘI ĐÃ DẠY CHÚNG TÔI
Ghi theo lời kể của ông Lê Trọng Nghĩa
Tháng 8-2005. Lão đ/c Lê Trọng Nghĩa - một trong hai[1] Uỷ viên Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội còn sống - vừa từ Hà Nội dự kỷ niệm “60 năm Cách mạng Tháng Tám” trở về, tâm sự: “Sau ngày Cách mạng thành công, có người hỏi: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội có chọn ngày, chọn giờ hay không mà lại thắng lợi nhanh, gọn đến như vậy? Thật là một câu hỏi thú vị!”.
… Đêm 10-3-1945, ông vượt ngục Hoả Lò cùng đ/c Trần Đăng Ninh theo đường "thăng thiên" (trèo tường rào). Tháng 5-1945, ông được phân công sang Ban Cán sự Đảng CSVN bên cạnh Dân chủ Đảng cùng đ/c Vũ Quý. Ban Cán sự nhanh chóng nắm các nhân sĩ, trí thức, công chức, sinh viên, học sinh trong Dân chủ Đảng. Họ là những người yêu nước, sẵn sàng ủng hộ Việt Minh. Đầu tháng 8-1945, đ/c Nguyễn Văn Đệ - Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ - nhận nhiệm vụ theo dõi Hà Nội, còn đ/c Phạm Văn Phu[2] trực Xứ uỷ, theo dõi 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Không khí những ngày này rất sôi sục. Khi thăm dò anh em công chức yêu nước, có ý kiến: nên khởi nghĩa vào ngày chủ nhật vì ngày đó công sở đóng cửa, như vậy sẽ dễ dàng tấn công đánh chiếm công sở; mặt khác anh em công chức có mặt ở nhà sẽ nhanh chóng bổ sung vào hàng ngũ cách mạng. Bàn đi tính lại thấy chọn khởi nghĩa vào chủ nhật thật hợp lí!
Nhưng sẽ chọn giờ nào khi trong tay không hề có bất kì phương tiện thông tin liên lạc nào? Theo thông lệ, hàng ngày, cứ đúng 10 giờ sáng, hệ thống còi gắn trên nóc Nhà hát Lớn, ga Hàng Cỏ, Nhà Tiền đồng loạt nổi lên. Loa chĩa bốn phương tám hướng, tiếng còi vang xa cả chục cây số, các quận huyện ngoại thành cũng có thể nghe được. Như vậy có thể chọn thời điểm 10 giờ, sau hiệu lệnh của tiếng còi?
Theo báo cáo của Thành uỷ: chiều 17-8 có cuộc mit-tinh của giới công chức ủng hộ “nền độc lập giả hiệu” của chính phủ Trần Trọng Kim, tổ chức ở quảng trường Nhà hát Lớn. Sáng đó, đ/c Đệ chỉ thị dùng lực lượng tự vệ phá mit-tinh, sau đó thì rút. Vậy mà buổi chiều, sau khi có mặt tại mit-tinh trở về An toàn khu ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, đ/c phấn khởi nói với đ/c Phu: “Phải khởi nghĩa ngay. Thời cơ đến rồi!”. Chính cái không khí hừng hực, sục sôi của quần chúng cách mạng biến mit-tinh của giới công chức thành tuần hành, thị uy của quần chúng cách mạng và quân đội Nhật cùng lính bảo an, cảnh sát không dám phản ứng đã dạy cho người lãnh đạo phải hành động gấp! Ngay trong đêm 17-8, Xứ uỷ quyết định chọn ngày chủ nhật 19-8, là ngày Tổng khởi nghĩa.
Ông Nghĩa kể tiếp: “Khi Uỷ ban Quân sự cách mạng triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng ở Dịch Vọng (ngoại thành Hà Nội) để triển khai kế hoạch hành động do anh Khôi, anh Nguyễn Quyết chủ trì. Tôi đến chậm nhưng giữa cái không khí ồn ào sôi nổi, hình ảnh của một nữ cán bộ trẻ, xinh xắn mang dáng dấp của cô gái tỉnh lẻ đã gây ấn tượng rất mạnh. Chị ta át giọng mọi người, lanh lảnh nhắc nhở: “Này, khi nào vào chiếm công đường, bắt bọn cầm đầu thì phải chú ý triệt ngay bọn lính dõng, bảo an ở bên cạnh. Nếu không chỉ vài phát súng chúng nổ vào sau lưng quần chúng là tan hết…”. Đây là kinh nghiệm xương máu ở một huyện ở Bắc Ninh mà chị đã gặp. Đối với Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội, đối với chúng tôi chưa từng lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang thì đây là một lời cảnh báo hết sức quý báu. (Sau này mới biết chị là Phan Thị Sang, em gái đ/c Phan Trọng Tuệ và là vợ anh Nguyễn Duy Thân[3]. Đầu năm 1946, hai anh chị cùng là đại biểu khóa 1 của Quốc hội lập hiến)”.
Và ngày 19-8, đúng 10 giờ, sau hiệu lệnh còi rúc lên, mit-tinh bắt đầu. Ngay sau đó lực lượng quần chúng cách mạng chia làm 2 hướng, tấn công vào cơ quan đầu não của chính quyền cũ - Phủ Khâm sai và nơi tập trung lực lượng quân sự mạnh nhất - Trại Bảo an binh, đồng thời lực lượng các quận, huyện ngoại thành nhất loạt nổi dậy, đánh vào trung tâm hành chính.
Thời kì đó, việc liên lạc phải thông qua Z.T (giao thông) chạy bộ, cùng lắm là đạp xe chứ không có điện thoại vô tuyến, hữu tuyến. Như vậy không thể chỉ một, hai ngày mà chỉ thị của Trung ương đến nơi mà phải mất cả tuần lễ. Dù chưa có lệnh của Trung ương, nhưng nắm chắc chỉ thị “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta” và dựa vào tình hình thực tế của Hà Nội mà Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội. Hà Nội đã biết vận dụng sáng tạo chỉ thị của Trung ương, dùng áp lực của quần chúng cách mạng có hỗ trợ của tự vệ vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị, thương thuyết giành chính quyền về tay. Chính vì vậy mà Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội thành công rực rỡ nhưng không phải nổ một phát súng, không có tổn thất.
Chắc vì việc lựa chọn này hợp với lòng dân mà chỉ trong ngày 19-8, nhân dân Hà Nội đã đứng lên, giành lấy chính quyền về tay!
Tối 19-8, sau khi Lê Trọng Nghĩa và “ông cố vấn” Trần Đình Long[4] đi gặp và thuyết phục Toàn quyền Nhật ở Đông Dương chấp nhận chính quyền nhân dân, trở về, đã 12 giờ đêm mà thấy đèn trong toà nhà 101 Gambetta vẫn sáng trưng. Xứ uỷ đang họp quyết nghị phải nhanh chóng thành lập và ra mắt chính quyền mới vào sớm hôm sau.
“… Chúng tôi nhận thức: ngày 19-8 - ngày khai sinh ra một đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được làm chủ, hoàn toàn tự do, không còn áp bức, không còn nô lệ, thì mỗi người công dân mới cũng cần có những thay đổi!
Chúng tôi đã chọn cho mình cái tên mới: anh Nguyễn Văn Đệ chọn tên Nguyễn Khang, anh Nguyễn Huy Khôi đổi là Trần Quang Huy… Tên tôi là Đoàn Xuân Tín và thường dùng danh “giáo sư Lê Ngọc” khi đi gặp cụ Phan Kế Toại và Thủ tướng Trần Trọng Kim, nay tôi chọn cái tên Lê Trọng Nghĩa. “Lê Trọng” là tên của người thầy giáo đầu tiên của tôi (em ruột bác sĩ Lê Văn Cơ, giám đốc bệnh viện Quảng Yên, sau này theo Việt Minh), thầy có tư tưởng tiến bộ, dân chủ và yêu nước nên có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh chúng tôi. Còn “Nghĩa” với ý là “khởi nghĩa”! “.
Ngay hôm sau, tại vườn hoa Con Cóc, chính quyền nhân dân đầu tiên ra mắt quốc dân, đồng bào. Đ/c Nguyễn Khang là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ, Nguyễn Duy Thân phụ trách các cơ quan hành chính, Lê Trọng Nghĩa phụ trách đối ngoại; còn đ/c Trần Quang Huy là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội, uỷ viên là Phạm Tuấn Khánh... Khi báo giới đăng tải tên tuổi của các vị lãnh đạo chính quyền mới, giới nhân sĩ, trí thức Hà Nội hết sức ngạc nhiên. Họ đang chờ đợi những nhà lãnh đạo có tên tuổi như Dương Đức Hiền, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu… mà nay là những cái tên rất lạ! Vì phải chớp lấy thời cơ và diễn biến quá nhanh nên Trung ương chưa về kịp. Thậm chí, Bác sĩ Trần Duy Hưng còn hỏi: “Vậy lãnh tụ của các anh là ai?”. Chuyện thật thú vị!
Sau này nhìn nhận lại, giá chỉ chậm thời điểm Tổng khởi nghĩa lại nửa ngày thì không hiểu lịch sử sẽ diễn biến ra sao! Sáng hôm sau, 20-8-1945, lực lượng của ta trên Thái Nguyên đã tấn công vào đơn vị đồn trú của Nhật. Vậy mà trước đó chỉ mấy tiếng đồng hồ, Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật, tướng Tsuchihashi, đã xác định thái độ không can thiệp vào hoạt động của người Việt, mặc nhiên thừa nhận nhà chức trách đương quyền tại Bắc bộ phủ (Dinh Khâm sai cũ). Coi như một việc đã rồi.
Trước khi chia tay, ông tâm đắc nói: “Ngày 19-8-1945 mở đầu một kỷ nguyên mới của nước Việt Nam độc lập, của một dân tộc được làm chủ chính mình và được hoàn toàn tự do! Đúng như Lênin đã dạy “Cách mạng là sáng tạo!” và chính nhân dân Hà Nội đã dạy cho chúng tôi, những người lãnh đạo khởi nghĩa, biết phải làm gì! “.
… Đêm 10-3-1945, ông vượt ngục Hoả Lò cùng đ/c Trần Đăng Ninh theo đường "thăng thiên" (trèo tường rào). Tháng 5-1945, ông được phân công sang Ban Cán sự Đảng CSVN bên cạnh Dân chủ Đảng cùng đ/c Vũ Quý. Ban Cán sự nhanh chóng nắm các nhân sĩ, trí thức, công chức, sinh viên, học sinh trong Dân chủ Đảng. Họ là những người yêu nước, sẵn sàng ủng hộ Việt Minh. Đầu tháng 8-1945, đ/c Nguyễn Văn Đệ - Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ - nhận nhiệm vụ theo dõi Hà Nội, còn đ/c Phạm Văn Phu[2] trực Xứ uỷ, theo dõi 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Không khí những ngày này rất sôi sục. Khi thăm dò anh em công chức yêu nước, có ý kiến: nên khởi nghĩa vào ngày chủ nhật vì ngày đó công sở đóng cửa, như vậy sẽ dễ dàng tấn công đánh chiếm công sở; mặt khác anh em công chức có mặt ở nhà sẽ nhanh chóng bổ sung vào hàng ngũ cách mạng. Bàn đi tính lại thấy chọn khởi nghĩa vào chủ nhật thật hợp lí!
Nhưng sẽ chọn giờ nào khi trong tay không hề có bất kì phương tiện thông tin liên lạc nào? Theo thông lệ, hàng ngày, cứ đúng 10 giờ sáng, hệ thống còi gắn trên nóc Nhà hát Lớn, ga Hàng Cỏ, Nhà Tiền đồng loạt nổi lên. Loa chĩa bốn phương tám hướng, tiếng còi vang xa cả chục cây số, các quận huyện ngoại thành cũng có thể nghe được. Như vậy có thể chọn thời điểm 10 giờ, sau hiệu lệnh của tiếng còi?
Theo báo cáo của Thành uỷ: chiều 17-8 có cuộc mit-tinh của giới công chức ủng hộ “nền độc lập giả hiệu” của chính phủ Trần Trọng Kim, tổ chức ở quảng trường Nhà hát Lớn. Sáng đó, đ/c Đệ chỉ thị dùng lực lượng tự vệ phá mit-tinh, sau đó thì rút. Vậy mà buổi chiều, sau khi có mặt tại mit-tinh trở về An toàn khu ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, đ/c phấn khởi nói với đ/c Phu: “Phải khởi nghĩa ngay. Thời cơ đến rồi!”. Chính cái không khí hừng hực, sục sôi của quần chúng cách mạng biến mit-tinh của giới công chức thành tuần hành, thị uy của quần chúng cách mạng và quân đội Nhật cùng lính bảo an, cảnh sát không dám phản ứng đã dạy cho người lãnh đạo phải hành động gấp! Ngay trong đêm 17-8, Xứ uỷ quyết định chọn ngày chủ nhật 19-8, là ngày Tổng khởi nghĩa.
Ông Nghĩa kể tiếp: “Khi Uỷ ban Quân sự cách mạng triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng ở Dịch Vọng (ngoại thành Hà Nội) để triển khai kế hoạch hành động do anh Khôi, anh Nguyễn Quyết chủ trì. Tôi đến chậm nhưng giữa cái không khí ồn ào sôi nổi, hình ảnh của một nữ cán bộ trẻ, xinh xắn mang dáng dấp của cô gái tỉnh lẻ đã gây ấn tượng rất mạnh. Chị ta át giọng mọi người, lanh lảnh nhắc nhở: “Này, khi nào vào chiếm công đường, bắt bọn cầm đầu thì phải chú ý triệt ngay bọn lính dõng, bảo an ở bên cạnh. Nếu không chỉ vài phát súng chúng nổ vào sau lưng quần chúng là tan hết…”. Đây là kinh nghiệm xương máu ở một huyện ở Bắc Ninh mà chị đã gặp. Đối với Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội, đối với chúng tôi chưa từng lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang thì đây là một lời cảnh báo hết sức quý báu. (Sau này mới biết chị là Phan Thị Sang, em gái đ/c Phan Trọng Tuệ và là vợ anh Nguyễn Duy Thân[3]. Đầu năm 1946, hai anh chị cùng là đại biểu khóa 1 của Quốc hội lập hiến)”.
Và ngày 19-8, đúng 10 giờ, sau hiệu lệnh còi rúc lên, mit-tinh bắt đầu. Ngay sau đó lực lượng quần chúng cách mạng chia làm 2 hướng, tấn công vào cơ quan đầu não của chính quyền cũ - Phủ Khâm sai và nơi tập trung lực lượng quân sự mạnh nhất - Trại Bảo an binh, đồng thời lực lượng các quận, huyện ngoại thành nhất loạt nổi dậy, đánh vào trung tâm hành chính.
Thời kì đó, việc liên lạc phải thông qua Z.T (giao thông) chạy bộ, cùng lắm là đạp xe chứ không có điện thoại vô tuyến, hữu tuyến. Như vậy không thể chỉ một, hai ngày mà chỉ thị của Trung ương đến nơi mà phải mất cả tuần lễ. Dù chưa có lệnh của Trung ương, nhưng nắm chắc chỉ thị “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta” và dựa vào tình hình thực tế của Hà Nội mà Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội. Hà Nội đã biết vận dụng sáng tạo chỉ thị của Trung ương, dùng áp lực của quần chúng cách mạng có hỗ trợ của tự vệ vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị, thương thuyết giành chính quyền về tay. Chính vì vậy mà Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội thành công rực rỡ nhưng không phải nổ một phát súng, không có tổn thất.
Chắc vì việc lựa chọn này hợp với lòng dân mà chỉ trong ngày 19-8, nhân dân Hà Nội đã đứng lên, giành lấy chính quyền về tay!
Tối 19-8, sau khi Lê Trọng Nghĩa và “ông cố vấn” Trần Đình Long[4] đi gặp và thuyết phục Toàn quyền Nhật ở Đông Dương chấp nhận chính quyền nhân dân, trở về, đã 12 giờ đêm mà thấy đèn trong toà nhà 101 Gambetta vẫn sáng trưng. Xứ uỷ đang họp quyết nghị phải nhanh chóng thành lập và ra mắt chính quyền mới vào sớm hôm sau.
“… Chúng tôi nhận thức: ngày 19-8 - ngày khai sinh ra một đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được làm chủ, hoàn toàn tự do, không còn áp bức, không còn nô lệ, thì mỗi người công dân mới cũng cần có những thay đổi!
Chúng tôi đã chọn cho mình cái tên mới: anh Nguyễn Văn Đệ chọn tên Nguyễn Khang, anh Nguyễn Huy Khôi đổi là Trần Quang Huy… Tên tôi là Đoàn Xuân Tín và thường dùng danh “giáo sư Lê Ngọc” khi đi gặp cụ Phan Kế Toại và Thủ tướng Trần Trọng Kim, nay tôi chọn cái tên Lê Trọng Nghĩa. “Lê Trọng” là tên của người thầy giáo đầu tiên của tôi (em ruột bác sĩ Lê Văn Cơ, giám đốc bệnh viện Quảng Yên, sau này theo Việt Minh), thầy có tư tưởng tiến bộ, dân chủ và yêu nước nên có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh chúng tôi. Còn “Nghĩa” với ý là “khởi nghĩa”! “.
Ngay hôm sau, tại vườn hoa Con Cóc, chính quyền nhân dân đầu tiên ra mắt quốc dân, đồng bào. Đ/c Nguyễn Khang là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ, Nguyễn Duy Thân phụ trách các cơ quan hành chính, Lê Trọng Nghĩa phụ trách đối ngoại; còn đ/c Trần Quang Huy là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội, uỷ viên là Phạm Tuấn Khánh... Khi báo giới đăng tải tên tuổi của các vị lãnh đạo chính quyền mới, giới nhân sĩ, trí thức Hà Nội hết sức ngạc nhiên. Họ đang chờ đợi những nhà lãnh đạo có tên tuổi như Dương Đức Hiền, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu… mà nay là những cái tên rất lạ! Vì phải chớp lấy thời cơ và diễn biến quá nhanh nên Trung ương chưa về kịp. Thậm chí, Bác sĩ Trần Duy Hưng còn hỏi: “Vậy lãnh tụ của các anh là ai?”. Chuyện thật thú vị!
Sau này nhìn nhận lại, giá chỉ chậm thời điểm Tổng khởi nghĩa lại nửa ngày thì không hiểu lịch sử sẽ diễn biến ra sao! Sáng hôm sau, 20-8-1945, lực lượng của ta trên Thái Nguyên đã tấn công vào đơn vị đồn trú của Nhật. Vậy mà trước đó chỉ mấy tiếng đồng hồ, Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật, tướng Tsuchihashi, đã xác định thái độ không can thiệp vào hoạt động của người Việt, mặc nhiên thừa nhận nhà chức trách đương quyền tại Bắc bộ phủ (Dinh Khâm sai cũ). Coi như một việc đã rồi.
Trước khi chia tay, ông tâm đắc nói: “Ngày 19-8-1945 mở đầu một kỷ nguyên mới của nước Việt Nam độc lập, của một dân tộc được làm chủ chính mình và được hoàn toàn tự do! Đúng như Lênin đã dạy “Cách mạng là sáng tạo!” và chính nhân dân Hà Nội đã dạy cho chúng tôi, những người lãnh đạo khởi nghĩa, biết phải làm gì! “.
(Ảnh: Lão đ/c Lê Trọng Nghĩa đứng trước cửa Nhà hát Lớn 60 năm sau ngày Tổng khổi nghĩa ở HN, 18-8-2005).
Chú thích:
[1] Người thứ 2 là Đại tướng Nguyễn Quyết.
[2] Trần Tử Bình (1907-67), Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ, Thiếu tướng 1948, Đại sứ VN ở Trung Quốc (1959-67).
[3] Nguyễn Duy Thân (1918-52), uỷ viên Uỷ ban Khởi nghĩa HN, cậu ruột và là người kết nạp đ/c Lê Quang Đạo vào Đảng 1940.
[4] Trần Đình Long (1904-45), hoạt động ở Pháp, được ĐCS Pháp cử đi học Đại học Phương Đông (1928-31). 1936-39: hoạt động báo chí công khai của Đảng, tù Sơn La (1940-45). Cố vấn cho Uỷ ban Khởi nghĩa HN, sau đó là đặc phái viên đối ngoại của Cụ Hồ. Hy sinh cuối tháng 11-1945.
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2007
NHỮNG NGÀY THÁNG TÁM LỊCH SỬ
NGUYỄN BÌNH VÀ TRẬN ĐÁNH ĐỒN
BẦN YÊN NHÂN 12-3-1945
Kiến Quốc
Bần Yên Nhân, vùng đất địa linh nhân kiệt
Khi CCB Nguyễn Đình Tám, nguyên Trưởng Ty Đăng kiểm Việt Nam sau năm 1954, còn sống hay kể lại cho con cháu về vùng đất “địa linh nhân kiệt”: “Bà con Bần rất tự hào vì có nhiều nhân vật nổi tiếng: Thủ lĩnh Bãi Sậy Tán Thuật, nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn Bình…
Có nhiều huyền thoại về các vị ấy, trong đó có chuyện đánh chiếm đồn Bần của ông Nguyễn Bình…”.
Từ đảng viên Quốc dân đảng trở thành cộng sản
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh ngày 30-7-1908 tại Bần An Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên. Là con trai thứ ba nên người làng gọi ông là Ba Thảo. Ngay từ nhỏ được ra Hải Phòng ăn học, ông sớm tham gia phong trào yêu nước, đến cuối năm 1926 bị đuổi học vì tham gia để tang cụ Phan Chu Trinh. Cuộc đời làm thợ trên tàu viễn dương bắt đầu… Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Năm 1929, ông bị bắt ở Mac-xây (Pháp) rồi bị Toà đại hình Sài Gòn kết án, đày ra Côn Đảo. Thời gian 1930-1935, ông và Trần Huy Liệu cùng một số bạn tù Quốc dân đảng được các tù cộng sản giác ngộ. Vì vậy mà có tranh chấp quyết liệt trong nội bộ tù Quốc dân đảng và Nguyễn Bình bị đâm hỏng con mắt trái…
Năm 1935 được trả về quản thúc ở quê nhà, ông tỏ ra ngang tàng làm bọn tri huyện phải kính nể, còn thanh niên có chí thì tập tụ bên ông tập võ, hát hò… Ông bắt mối với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu, Trần Huy Liệu, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt)… Những năm sau lại vào tù ra tội đến hai ba lần. Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời. Năm 1942, ông được Trung ương (trực tiếp là Hạ Bá Cang) giao nhiệm vụ mua sắm vũ khí, thuốc nổ chuẩn bị vũ trang.
Trận đánh đồn Bần
Trên đường số 5 nối Hà Nội - Hải Phòng có đồn Bần Yên Nhân. Đồn có 1 trung đội lính khố xanh do 1 sĩ quan Pháp chỉ huy kiểm soát trục đường bộ từ Bần tới Phố Nối. Viên đồn trưởng có cậu con trai đang theo học thầy giáo mà Nguyễn Bình quen biết. Ông đã vận động giác ngộ thầy. Vì ông giáo thường ra vào đồn, tiếp xúc với nhiều binh lính nên đã tạo được một “cơ sở” trong đồn tên là Việt. Anh ta cung cấp nhiều tin tức quan trọng và lôi kéo được một số lính.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Lính tráng trong đồn hoang mang cực độ. Nhận thấy có thể lợi dụng điểm yếu này mà lực lượng ta có vũ trang đóng giả một tốp lính Nhật vào cướp đồn, tước vũ khí. Nguyễn Bình báo cáo gấp kế hoạch đánh đồn với Xứ uỷ và được chấp thuận.
Ngày 10-3, ông tổ chức ngay cuộc họp triển khai tại nhà đồng chí Xuân ở Mỹ Hào. Ngày hôm sau, ông lại tổ chức khai hội tại nhà cụ Hai ở Buộm. Cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Trọng Luật (sau này là Vụ trưởng Vụ Bảo tồn-Bảo tàng), Trần Sâm (cháu gọi ông Nguyễn Đình Tám là chú, sau này là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội), Dũng, Vân, Lê Huỳnh… để triển khai kế hoạch đánh đồn. Cánh đóng giả lính Nhật trực tiếp tấn công vào đồn do Nguyễn Bình phụ trách; 2 đồng chí Luật và Sâm có nhiệm vụ khống chế tên lý trưởng Phách ở Bần không cho nó trở tay; 2 đồng chí Lê Trung Hiệu và Đoàn Thế Hùng (*) khống chế cầu Giai Phạm không cho dân trong làng vì hiếu kì tràn ra đường, dễ gây ra tổn thất. Việc cắt đường dây điện thoại không cho liên lạc với Hà Nội và tỉnh lị Hưng Yên được giao cho các đồng chí Thắng, Chân, Thành Công.
Đêm 12-3-1945, khi các nhóm đã tập trung đầy đủ ở ngã ba Quán Chuột, cách quốc lộ 5 khoảng 200m, Xứ uỷ viên Nguyễn Khang (*) thay mặt Tổng bộ Việt Minh dặn dò, giao nhiệm vụ. Tới “giờ G”, Nguyễn Bình, Nguyễn Ngọc Vân và Trần Phong khoác trên mình quân phục sĩ quan Nhật, lon gắn trên vai, băng đỏ đeo tay, đầu đội mũ thả che gáy, chân xỏ giày da có quấn ghệt dẫn đầu đội hình được trang bị súng ống. Riêng Nguyễn Bình có thêm thanh kiếm Nhật dắt chéo ngang hông, trông rất ngang tàng. Ông Lê Liêm (*), Xứ uỷ viên phụ trách phong trào Hưng Yên, trong vai viên thông ngôn tiếng Nhật, ăn mặc sơ-vin lịch sự, cùng đi theo. “Tốp lính Nhật” gõ chân rầm rập trên đường số 5, tiến thẳng tới cổng đồn. Một tiếng pháo nổ! Cổng đồn mở toang do có nhân mối chuẩn bị sẵn bên trong. Lực lượng ta hô “xung phong!”, rồi ào ạt xông vào làm địch không kịp trở tay. Cả trung đội lính hoảng hốt giơ tay hàng. Ta thu được 24 khẩu súng trường cùng 6 hòm đạn. Sau đó, lực lượng ta rút êm ngay trong đêm.
Sớm hôm sau, tin Việt Minh đánh đồn Bần Yên Nhân được chuyền từ người này sang người khác. Bà con đi chợ Bần không ngớt lời khen Việt Minh có tài “xuất quỷ nhập thần", "vào đồn như đi chợ”, “trong chớp mắt đã nẫng tay trên toàn bộ vũ khí của quân Nhật”. Kẻ địch cố dấu kín tin này nhưng ở Hà Nội, Hưng Yên, đâu đâu ai cũng biết. Thắng lợi này củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào cách mạng. Dân chúng hỉ hả đồn rằng “quân đỏ” đã về đồng bằng. Chỉ mấy tháng sau Tổng khởi nghĩa nổ ra…
Khi đánh giá về trận đánh đồn đặc biệt này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đây là “một trận đánh du lích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc bộ”.
Trong số những chiến sĩ tham gia trận đánh cướp đồn đồng bằng lịch sử này có nhiều phụ huynh Trường Trỗi (*) chúng ta!
BẦN YÊN NHÂN 12-3-1945
Kiến Quốc
Bần Yên Nhân, vùng đất địa linh nhân kiệt
Khi CCB Nguyễn Đình Tám, nguyên Trưởng Ty Đăng kiểm Việt Nam sau năm 1954, còn sống hay kể lại cho con cháu về vùng đất “địa linh nhân kiệt”: “Bà con Bần rất tự hào vì có nhiều nhân vật nổi tiếng: Thủ lĩnh Bãi Sậy Tán Thuật, nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn Bình…
Có nhiều huyền thoại về các vị ấy, trong đó có chuyện đánh chiếm đồn Bần của ông Nguyễn Bình…”.
Từ đảng viên Quốc dân đảng trở thành cộng sản
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh ngày 30-7-1908 tại Bần An Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên. Là con trai thứ ba nên người làng gọi ông là Ba Thảo. Ngay từ nhỏ được ra Hải Phòng ăn học, ông sớm tham gia phong trào yêu nước, đến cuối năm 1926 bị đuổi học vì tham gia để tang cụ Phan Chu Trinh. Cuộc đời làm thợ trên tàu viễn dương bắt đầu… Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Năm 1929, ông bị bắt ở Mac-xây (Pháp) rồi bị Toà đại hình Sài Gòn kết án, đày ra Côn Đảo. Thời gian 1930-1935, ông và Trần Huy Liệu cùng một số bạn tù Quốc dân đảng được các tù cộng sản giác ngộ. Vì vậy mà có tranh chấp quyết liệt trong nội bộ tù Quốc dân đảng và Nguyễn Bình bị đâm hỏng con mắt trái…
Năm 1935 được trả về quản thúc ở quê nhà, ông tỏ ra ngang tàng làm bọn tri huyện phải kính nể, còn thanh niên có chí thì tập tụ bên ông tập võ, hát hò… Ông bắt mối với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu, Trần Huy Liệu, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt)… Những năm sau lại vào tù ra tội đến hai ba lần. Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời. Năm 1942, ông được Trung ương (trực tiếp là Hạ Bá Cang) giao nhiệm vụ mua sắm vũ khí, thuốc nổ chuẩn bị vũ trang.
Trận đánh đồn Bần
Trên đường số 5 nối Hà Nội - Hải Phòng có đồn Bần Yên Nhân. Đồn có 1 trung đội lính khố xanh do 1 sĩ quan Pháp chỉ huy kiểm soát trục đường bộ từ Bần tới Phố Nối. Viên đồn trưởng có cậu con trai đang theo học thầy giáo mà Nguyễn Bình quen biết. Ông đã vận động giác ngộ thầy. Vì ông giáo thường ra vào đồn, tiếp xúc với nhiều binh lính nên đã tạo được một “cơ sở” trong đồn tên là Việt. Anh ta cung cấp nhiều tin tức quan trọng và lôi kéo được một số lính.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Lính tráng trong đồn hoang mang cực độ. Nhận thấy có thể lợi dụng điểm yếu này mà lực lượng ta có vũ trang đóng giả một tốp lính Nhật vào cướp đồn, tước vũ khí. Nguyễn Bình báo cáo gấp kế hoạch đánh đồn với Xứ uỷ và được chấp thuận.
Ngày 10-3, ông tổ chức ngay cuộc họp triển khai tại nhà đồng chí Xuân ở Mỹ Hào. Ngày hôm sau, ông lại tổ chức khai hội tại nhà cụ Hai ở Buộm. Cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Trọng Luật (sau này là Vụ trưởng Vụ Bảo tồn-Bảo tàng), Trần Sâm (cháu gọi ông Nguyễn Đình Tám là chú, sau này là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội), Dũng, Vân, Lê Huỳnh… để triển khai kế hoạch đánh đồn. Cánh đóng giả lính Nhật trực tiếp tấn công vào đồn do Nguyễn Bình phụ trách; 2 đồng chí Luật và Sâm có nhiệm vụ khống chế tên lý trưởng Phách ở Bần không cho nó trở tay; 2 đồng chí Lê Trung Hiệu và Đoàn Thế Hùng (*) khống chế cầu Giai Phạm không cho dân trong làng vì hiếu kì tràn ra đường, dễ gây ra tổn thất. Việc cắt đường dây điện thoại không cho liên lạc với Hà Nội và tỉnh lị Hưng Yên được giao cho các đồng chí Thắng, Chân, Thành Công.
Đêm 12-3-1945, khi các nhóm đã tập trung đầy đủ ở ngã ba Quán Chuột, cách quốc lộ 5 khoảng 200m, Xứ uỷ viên Nguyễn Khang (*) thay mặt Tổng bộ Việt Minh dặn dò, giao nhiệm vụ. Tới “giờ G”, Nguyễn Bình, Nguyễn Ngọc Vân và Trần Phong khoác trên mình quân phục sĩ quan Nhật, lon gắn trên vai, băng đỏ đeo tay, đầu đội mũ thả che gáy, chân xỏ giày da có quấn ghệt dẫn đầu đội hình được trang bị súng ống. Riêng Nguyễn Bình có thêm thanh kiếm Nhật dắt chéo ngang hông, trông rất ngang tàng. Ông Lê Liêm (*), Xứ uỷ viên phụ trách phong trào Hưng Yên, trong vai viên thông ngôn tiếng Nhật, ăn mặc sơ-vin lịch sự, cùng đi theo. “Tốp lính Nhật” gõ chân rầm rập trên đường số 5, tiến thẳng tới cổng đồn. Một tiếng pháo nổ! Cổng đồn mở toang do có nhân mối chuẩn bị sẵn bên trong. Lực lượng ta hô “xung phong!”, rồi ào ạt xông vào làm địch không kịp trở tay. Cả trung đội lính hoảng hốt giơ tay hàng. Ta thu được 24 khẩu súng trường cùng 6 hòm đạn. Sau đó, lực lượng ta rút êm ngay trong đêm.
Sớm hôm sau, tin Việt Minh đánh đồn Bần Yên Nhân được chuyền từ người này sang người khác. Bà con đi chợ Bần không ngớt lời khen Việt Minh có tài “xuất quỷ nhập thần", "vào đồn như đi chợ”, “trong chớp mắt đã nẫng tay trên toàn bộ vũ khí của quân Nhật”. Kẻ địch cố dấu kín tin này nhưng ở Hà Nội, Hưng Yên, đâu đâu ai cũng biết. Thắng lợi này củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào cách mạng. Dân chúng hỉ hả đồn rằng “quân đỏ” đã về đồng bằng. Chỉ mấy tháng sau Tổng khởi nghĩa nổ ra…
Khi đánh giá về trận đánh đồn đặc biệt này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đây là “một trận đánh du lích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc bộ”.
Trong số những chiến sĩ tham gia trận đánh cướp đồn đồng bằng lịch sử này có nhiều phụ huynh Trường Trỗi (*) chúng ta!
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2007
THÔNG BÁO
Cuộc họp trù bị thành lập Hội TSQ VN
Ngày 8/8/2007, đại diện các thế hệ TSQ (từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến hiện nay) với sự có mặt của BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã họp và thống nhất đệ trình lên Hội CCB VN, xin phép thành lập Hội TSQ VN. Anh Vũ Mão, TSQ VN 1950, sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng (TCCT, Cục Nhà trường...).
BLL lâm thời được thành lập với các thành phần:
- Các tỉnh phía bắc: Vũ Mão - Trưởng ban, Bùi Vinh (NVT) - Phó ban, Thái Chi (NVT) - Tổng thư kí, Vũ Hồng Giang (TSQ VN), Bùi Quý Hợp (TSQ QK4). Đồng Kim Mình (TSQ VN-Hải Phòng), Hồ Tiến (TSQ Lục quân), 1(TSQ Liên Khu 5), 1 (TSQ QK1).
- Tại TPHCM, 5 đ/c trong danh sách Ban liên lạc truyền thống các trường TSQ khu vực TPHCM (Thiếu tướng Cao Long Hỷ, Nguyễn Sĩ Ẩn, Phan Tiến Tài, Nguyễn Việt Quân, Trần Kiến Quốc). Anh Nguyễn Sĩ Ẩn là Phó ban phụ trách phía nam.
Nhiều công việc phải tiến hành từ nay tới 10/11/2008 - kỷ niệm 60 năm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí quyết định thống nhất các trường TSQ trong phạm vi cả nước và ra mắt Hội TSQ VN.
Sách mới "Chuyện tướng Độ"
Nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Trung tướng Trần Độ (2002-2007), NXB Quân đội vừa phát hành cuốn sách "Chuyện tướng Độ" do nhà văn Võ Bá Cương chấp bút. Cuốn sách tái hiện lại cuộc đời của một vị tướng lĩnh tài hoa, giỏi cả văn chương, lăn lộn ngoài trận mạc và trong cả chính trường.
Là một thanh niên học sinh có tình yêu quê hương, được giác ngộ đã thoát li hoạt động cách mạng. Bị giam cầm trong nhà tù đế quốc thời kì bí mật, ông từng dũng cảm húp hết cả một bát cứt trước mặt bọn thực dân để thể hiện khí phách của người cộng sản. Trước cách mạng, ông từng được tháp tùng Tổng Bí thư Trường Chinh và học được ở "thượng cấp" nhiều điều bổ ích, phục vụ cho công tác sau này. Ông từng được Võ Đại tướng giao nhiệm vụ xuất bản số báo "Quân Giải phóng" đầu tiên cho những người lính ở Hà Nội năm 1945-46.
Trong vai trò Chính uỷ ông cùng Sư trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy Sư 312 cắm cờ Quyết chiến quyết thắng trên Đồi A1 và bắt sống Tướng Đờ Cát. Năm 1963, cùng Bộ chỉ huy sư 312 quay vào miền Nam, ông từng là Phó Chính uỷ Miền.
Cuốn sách tạm dừng ở năm 1974, khi ông trở ra Bắc và được phong hàm Trung tướng. Hy vọng sắp tới, bạn đọc sẽ được đón nhận những thông tin về cuộc đời ông những năm sau cho đến 2002.
Tôi nhớ lại câu chuyện cảm động khi được trò chuyện cùng ông:... Lần đó chú chia tay văn nghệ sĩ quân đội khi lên đường vào Nam chiến đấu. Chú có tâm sự với anh em thế này: "Tớ đi trước, các cậu đi sau. Văn chương cho người lính nếu xa rời mặt trận thì không còn là văn chương người lính. Còn sống, làm việc để lại danh cho đời á? Nói thật thế này: Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lòng dân, còn tướng lĩnh như bọn tớ thì không. "Quan nhất thời..." ấy mà!
Còn văn nghệ sĩ các cậu - với những tác phẩm để đời - sẽ sống mãi với thời gian...".
Con người của Trần Độ là thế!
(Ảnh tư liệu gia đình: Hai đồng đội ngày ở Chiến khu Việt Bắc).
Ngày 8/8/2007, đại diện các thế hệ TSQ (từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến hiện nay) với sự có mặt của BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã họp và thống nhất đệ trình lên Hội CCB VN, xin phép thành lập Hội TSQ VN. Anh Vũ Mão, TSQ VN 1950, sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng (TCCT, Cục Nhà trường...).
BLL lâm thời được thành lập với các thành phần:
- Các tỉnh phía bắc: Vũ Mão - Trưởng ban, Bùi Vinh (NVT) - Phó ban, Thái Chi (NVT) - Tổng thư kí, Vũ Hồng Giang (TSQ VN), Bùi Quý Hợp (TSQ QK4). Đồng Kim Mình (TSQ VN-Hải Phòng), Hồ Tiến (TSQ Lục quân), 1(TSQ Liên Khu 5), 1 (TSQ QK1).
- Tại TPHCM, 5 đ/c trong danh sách Ban liên lạc truyền thống các trường TSQ khu vực TPHCM (Thiếu tướng Cao Long Hỷ, Nguyễn Sĩ Ẩn, Phan Tiến Tài, Nguyễn Việt Quân, Trần Kiến Quốc). Anh Nguyễn Sĩ Ẩn là Phó ban phụ trách phía nam.
Nhiều công việc phải tiến hành từ nay tới 10/11/2008 - kỷ niệm 60 năm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí quyết định thống nhất các trường TSQ trong phạm vi cả nước và ra mắt Hội TSQ VN.
Sách mới "Chuyện tướng Độ"
Nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Trung tướng Trần Độ (2002-2007), NXB Quân đội vừa phát hành cuốn sách "Chuyện tướng Độ" do nhà văn Võ Bá Cương chấp bút. Cuốn sách tái hiện lại cuộc đời của một vị tướng lĩnh tài hoa, giỏi cả văn chương, lăn lộn ngoài trận mạc và trong cả chính trường.
Là một thanh niên học sinh có tình yêu quê hương, được giác ngộ đã thoát li hoạt động cách mạng. Bị giam cầm trong nhà tù đế quốc thời kì bí mật, ông từng dũng cảm húp hết cả một bát cứt trước mặt bọn thực dân để thể hiện khí phách của người cộng sản. Trước cách mạng, ông từng được tháp tùng Tổng Bí thư Trường Chinh và học được ở "thượng cấp" nhiều điều bổ ích, phục vụ cho công tác sau này. Ông từng được Võ Đại tướng giao nhiệm vụ xuất bản số báo "Quân Giải phóng" đầu tiên cho những người lính ở Hà Nội năm 1945-46.
Trong vai trò Chính uỷ ông cùng Sư trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy Sư 312 cắm cờ Quyết chiến quyết thắng trên Đồi A1 và bắt sống Tướng Đờ Cát. Năm 1963, cùng Bộ chỉ huy sư 312 quay vào miền Nam, ông từng là Phó Chính uỷ Miền.
Cuốn sách tạm dừng ở năm 1974, khi ông trở ra Bắc và được phong hàm Trung tướng. Hy vọng sắp tới, bạn đọc sẽ được đón nhận những thông tin về cuộc đời ông những năm sau cho đến 2002.
Tôi nhớ lại câu chuyện cảm động khi được trò chuyện cùng ông:... Lần đó chú chia tay văn nghệ sĩ quân đội khi lên đường vào Nam chiến đấu. Chú có tâm sự với anh em thế này: "Tớ đi trước, các cậu đi sau. Văn chương cho người lính nếu xa rời mặt trận thì không còn là văn chương người lính. Còn sống, làm việc để lại danh cho đời á? Nói thật thế này: Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lòng dân, còn tướng lĩnh như bọn tớ thì không. "Quan nhất thời..." ấy mà!
Còn văn nghệ sĩ các cậu - với những tác phẩm để đời - sẽ sống mãi với thời gian...".
Con người của Trần Độ là thế!
(Ảnh tư liệu gia đình: Hai đồng đội ngày ở Chiến khu Việt Bắc).
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2007
TƯỚNG LĨNH ĐỜI THƯỜNG
TIẾT MỤC HAY NHẤT
Kiến Quốc
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn – Hồng Thuỷ, một trong bốn chiến sĩ quốc tế hoàn thành trọn vẹn cuộc hành quân Vạn lý Trường chinh của Hồng quân Công Nông Trung Quốc (1934-36). Thời kì ở Trung Quốc, là người nước ngoài nhưng ông dám lên lớp về văn hoá cách mạng; thậm chí còn dàn dựng cho bộ đội biểu diễn kinh kịch (môn nghệ thuật tựa như bộ môn tuồng ở ta).
Cuối năm 1945, ông trở về nước. Khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Khu Bốn, ông nổi tiếng là “Tướng yêu văn nghệ”. Cứ mỗi lần Quân khu tổ chức “đại hội tập” (hội thao quân sự), về đêm các đơn vị phải tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục tự biên tự diễn. Nhân dân tấp nập kéo về khu bộ đội đóng quân để xem văn nghệ. Lính ta không chỉ hát hò mà còn thích dàn dựng các vở kịch. Vì là kịch phải có lang, có lớp, phải thay cảnh, đổi phông; vì không chuyên nghiệp nên bộ đội ta dàn dựng mất nhiều thời gian. Ngồi phía dưới chờ quá lâu, Tư lệnh lên vén phông nhưng thấy chưa xong thì quay sang ban tổ chức: “Để tớ nói chuyện bù vào khoảng thời gian trống nhé!”. Thế rồi ông diễn thuyết một hồi về trường kì kháng chiến, về đất nước Liên xô, Trung Quốc… Được một lát, ông cúi xuống vén phông lên, thấy chưa xong: “Chưa xong à? Nói tiếp nhé!”. Rồi chuyển sang nói về văn hoá, văn nghệ. Mà ông cứ “xuất khẩu” là thành văn, thành thơ.
Đêm liên hoan văn nghệ kết thúc, quân dân rồng rắn nối đuôi về làng. Đồng chí Trần Độ, Trưởng phòng Tuyên truyền Chính trị Cục, xuống Khu Bốn công tác, trên đường về cùng chị chủ nhà, hỏi thăm:
- Hôm nay đi xem chị thấy có hay không?
- Hay quá đi chứ bác.
- Thế hay nhất tiết mục nào?
- Tiết mục ông Sơn nói chuyện!
- …
Về việc làm bia ở doanh trại Đoàn Công binh N43 (Hưng Hoá)
9/8/2007: Tin mới nhất vừa nhận từ anh Ngọc Tuấn (sĩ quan liên lạc vụ này) thì Đại tá Phương gọi về thông báo đ/c Tổng TMT đã cho phép xây lại cột cờ và có thể sẽ để bia với nội dung như ban đầu tính. Nghĩa là khi đó trường Trỗi được một dòng khiêm tốn thôi. Và thông tin thì mình đã cung cấp cho họ rồi. Bây giờ chờ, họ cần gì thì mình hỗ trợ thôi.
----------------------------------------------------------------------
Hôm nay đại diện 3 khoá (ghi chú 1) đã từng ở và học tại doanh trại Hưng Hoá đến gặp chỉ huy Đoàn Công binh N43, là đơn vị đang đóng tại doanh trại đó, để bàn về chuyện "bia truyền thống doanh trại".
Theo những thông tin có được từ chuyến lên Hưng Hoá của các anh Ngọc Tuấn, Vũ Thắng và Tất Thắng thì đơn vị có í định lập bia truyền thống doanh trại kể từ thời Lý đến nay. Như thế trên bia chỉ có một khoảng không gian (và thời gian) rất nhỏ dành cho Trường Nguyễn Văn Trỗi.
Chúng tôi được Ban Chỉ huy Đoàn (Đoàn trưởng, Đoàn phó phụ trách Quân sự và Chính uỷ) tiếp. Chính uỷ Đoàn (Đại tá Phan Tiến Phương, sau được biết thuộc nhánh trưởng của dòng họ các ông Phan Anh, Phan Mỹ) cũng nêu lịch sử Thành Hưng Hoá. Thành này nay đã thành bình địa, tuy nhiên trong khuôn viên của doanh trại vẫn còn dấu vết của cột cờ xưa. Theo Đại tá Phương thì thành này có truyền thống quân sự vì đặt tại vị trí xung yếu, đầu não của Châu Hưng bao gồm cả Sơn La, Điện Biên Phủ ngày nay.
Tuy nhiên việc đặt bia, theo Đại tá Phương, chỉ nhằm kỷ niệm trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi chứ không bao gồm các thời gian khác. Bia sẽ được đặt trước phòng truyền thống của Đoàn, hai tập "Sinh ra trong khói lửa" đã trao sẽ được tham khảo để giáo dục truyền thống đơn vị. Như vậy vấn đề này cần phải được nhận thức lại.
Ngay tại đấy, trong khung cảnh đó, với nhận thức rằng việc dựng bia trước hết là của đơn vị và việc xác định thời gian trường Trỗi đóng ở đó là xác nhận việc thật, nên chúng tôi đồng ý với Đại tá Phương sẽ làm bia đá, kích thước (80x120x3)cm, nội dung xác nhận một bộ phận của Trường VHQĐ NVT đã đóng ở đây trong thời gian đó. Đồng thời sẽ giúp Đoàn lập danh sách toàn thể hoặc các cá nhân tiêu biểu của Trường để làm truyền thống. Thời gian dựng bia thích hợp, theo Đại tá Phương, là dịp thành lập Trường 15/10.
Tuy nhiên, do việc làm bia có khác so với nhận thức ban đầu, không chỉ là cung cấp một phần thông tin mà là dựng riêng một bia nên chúng tôi cho rằng nên báo cáo với Ban LL Trường để giải quyết.
Chi tiết hơn sẽ báo cáo với Ban LL Trường.
Ảnh: Đại tá Phương và đại diện các khoá 4, 5, 6 trước nhà truyền thống, nơi dự kiến đặt bia.
(1). k4 có Ngọc Tuấn, Hữu Thành; k5 có Lê Bình, Việt Dũng và một người nữa; k6 có Thắng ("híp", em Thanh Hà k4) và Hùng (cháu bác Quỳnh).
----------------------------------------------------------------------
Hôm nay đại diện 3 khoá (ghi chú 1) đã từng ở và học tại doanh trại Hưng Hoá đến gặp chỉ huy Đoàn Công binh N43, là đơn vị đang đóng tại doanh trại đó, để bàn về chuyện "bia truyền thống doanh trại".
Theo những thông tin có được từ chuyến lên Hưng Hoá của các anh Ngọc Tuấn, Vũ Thắng và Tất Thắng thì đơn vị có í định lập bia truyền thống doanh trại kể từ thời Lý đến nay. Như thế trên bia chỉ có một khoảng không gian (và thời gian) rất nhỏ dành cho Trường Nguyễn Văn Trỗi.
Chúng tôi được Ban Chỉ huy Đoàn (Đoàn trưởng, Đoàn phó phụ trách Quân sự và Chính uỷ) tiếp. Chính uỷ Đoàn (Đại tá Phan Tiến Phương, sau được biết thuộc nhánh trưởng của dòng họ các ông Phan Anh, Phan Mỹ) cũng nêu lịch sử Thành Hưng Hoá. Thành này nay đã thành bình địa, tuy nhiên trong khuôn viên của doanh trại vẫn còn dấu vết của cột cờ xưa. Theo Đại tá Phương thì thành này có truyền thống quân sự vì đặt tại vị trí xung yếu, đầu não của Châu Hưng bao gồm cả Sơn La, Điện Biên Phủ ngày nay.
Tuy nhiên việc đặt bia, theo Đại tá Phương, chỉ nhằm kỷ niệm trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi chứ không bao gồm các thời gian khác. Bia sẽ được đặt trước phòng truyền thống của Đoàn, hai tập "Sinh ra trong khói lửa" đã trao sẽ được tham khảo để giáo dục truyền thống đơn vị. Như vậy vấn đề này cần phải được nhận thức lại.
Ngay tại đấy, trong khung cảnh đó, với nhận thức rằng việc dựng bia trước hết là của đơn vị và việc xác định thời gian trường Trỗi đóng ở đó là xác nhận việc thật, nên chúng tôi đồng ý với Đại tá Phương sẽ làm bia đá, kích thước (80x120x3)cm, nội dung xác nhận một bộ phận của Trường VHQĐ NVT đã đóng ở đây trong thời gian đó. Đồng thời sẽ giúp Đoàn lập danh sách toàn thể hoặc các cá nhân tiêu biểu của Trường để làm truyền thống. Thời gian dựng bia thích hợp, theo Đại tá Phương, là dịp thành lập Trường 15/10.
Tuy nhiên, do việc làm bia có khác so với nhận thức ban đầu, không chỉ là cung cấp một phần thông tin mà là dựng riêng một bia nên chúng tôi cho rằng nên báo cáo với Ban LL Trường để giải quyết.
Chi tiết hơn sẽ báo cáo với Ban LL Trường.
Ảnh: Đại tá Phương và đại diện các khoá 4, 5, 6 trước nhà truyền thống, nơi dự kiến đặt bia.
(1). k4 có Ngọc Tuấn, Hữu Thành; k5 có Lê Bình, Việt Dũng và một người nữa; k6 có Thắng ("híp", em Thanh Hà k4) và Hùng (cháu bác Quỳnh).
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2007
CHA MẸ CHÚNG TA
CỤ VÕ CHÍ CÔNG THỌ 95 TUỔI
Ngày 7/8/2007, bác Võ Chí Công, phụ huynh của Võ Quốc Tấn k3, Võ Quốc Công k6, thọ 95 tuổi. Qua chương trình thời sự VTV1 thấy bác vẫn tỉnh táo đón nhận lời chúc của lãnh đạo TpHCM và bà con Xứ Quảng.
Thay mặt BLL nhà trường, qua 2 bạn, xin chuyển đến bác lời kính chúc bác thật mạnh khỏe và sống lâu!
BLL trường
Ngày 7/8/2007, bác Võ Chí Công, phụ huynh của Võ Quốc Tấn k3, Võ Quốc Công k6, thọ 95 tuổi. Qua chương trình thời sự VTV1 thấy bác vẫn tỉnh táo đón nhận lời chúc của lãnh đạo TpHCM và bà con Xứ Quảng.
Thay mặt BLL nhà trường, qua 2 bạn, xin chuyển đến bác lời kính chúc bác thật mạnh khỏe và sống lâu!
BLL trường
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2007
BẠN CHÚNG TA
Chính trị và thiện chí với truyền thông
Nguyễn Giang
Tân nội các Việt Nam được báo chí và giới chuyên gia trong và ngoài nước chú ý một phần nhờ chân dung hai vị tân phó thủ tướng. Báo chí Việt Nam ngay hôm 02.08 đã ca ngợi ông Hoàng Trung Hải là “Phó thủ tướng trẻ nhất”. Năm nay 48 tuổi, ông cũng là một trong hai Phó thủ tướng nói thạo tiếng Anh. Người kia là ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953.
Khả năng giao tiếp
Nhiều nguồn tin cho rằng với nhu cầu hội nhập ngày càng thúc ép và rút kinh nghiệm của chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng phái đoàn, người ta nhận thấy việc lãnh đạo nói thạo tiếng Anh là rất quan trọng.
Trong suốt chuyến đi, các nhà bình luận chú ý Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã giữ thái độ im lặng trước công chúng và báo chí.
Trái lại, ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng tu nghiệp ngắn tại Harvard, Hoa Kỳ không chỉ thuyết trình bằng tiếng Anh trôi chảy tại New York, và còn sẵn lòng trả lời phóng viên BBC Việt Ngữ bên lề cuộc gặp. Như thế, ngoài khả năng ngoại ngữ thì thái độ cởi mở với báo chí kể cả bằng tiếng Việt cũng là điểm đáng quý.
Tôi cũng nhớ lại trong lần về tường thuật đại hội X của Đảng CSVN tại Ba Đình hồi tháng Tư năm ngoái, ông Nguyễn Thiện Nhân đã tỏ ra rất cởi mở trong việc trả lời các nhà báo trong và ngoài nước.
Thậm chí khi các đại biểu khác đã vào lại phòng họp, ông Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Giáo dục vẫn kiên trì trả lời các phóng viên.
(Theo www.bbcvietnamese.com)
Nguyễn Giang
Tân nội các Việt Nam được báo chí và giới chuyên gia trong và ngoài nước chú ý một phần nhờ chân dung hai vị tân phó thủ tướng. Báo chí Việt Nam ngay hôm 02.08 đã ca ngợi ông Hoàng Trung Hải là “Phó thủ tướng trẻ nhất”. Năm nay 48 tuổi, ông cũng là một trong hai Phó thủ tướng nói thạo tiếng Anh. Người kia là ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953.
Khả năng giao tiếp
Nhiều nguồn tin cho rằng với nhu cầu hội nhập ngày càng thúc ép và rút kinh nghiệm của chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng phái đoàn, người ta nhận thấy việc lãnh đạo nói thạo tiếng Anh là rất quan trọng.
Trong suốt chuyến đi, các nhà bình luận chú ý Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã giữ thái độ im lặng trước công chúng và báo chí.
Trái lại, ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng tu nghiệp ngắn tại Harvard, Hoa Kỳ không chỉ thuyết trình bằng tiếng Anh trôi chảy tại New York, và còn sẵn lòng trả lời phóng viên BBC Việt Ngữ bên lề cuộc gặp. Như thế, ngoài khả năng ngoại ngữ thì thái độ cởi mở với báo chí kể cả bằng tiếng Việt cũng là điểm đáng quý.
Tôi cũng nhớ lại trong lần về tường thuật đại hội X của Đảng CSVN tại Ba Đình hồi tháng Tư năm ngoái, ông Nguyễn Thiện Nhân đã tỏ ra rất cởi mở trong việc trả lời các nhà báo trong và ngoài nước.
Thậm chí khi các đại biểu khác đã vào lại phòng họp, ông Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Giáo dục vẫn kiên trì trả lời các phóng viên.
(Theo www.bbcvietnamese.com)
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2007
THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM
Hội nghị trù bị tiến tới
thành lập Hội TSQ VN
Công việc chuẩn bị thành lập Hội TSQ VN được tiến hành từ năm 2004, khởi đầu từ các tổ chức: TSQ Nam Bộ, TSQ Quảng Ngãi 1948, TSQ VN 1950 và TSQ Nguyễn Văn Trỗi TpHCM. Càng ngày, các thế hệ TSQ khắp cả nước hội về càng đông. Hội CCB TpHCM đã ủng hộ và ra quyết định số 315/QĐ-CCB (28/9/2006) cho phép thành lập BLL truyền thống TSQ VN khu vực TpHCM, do Thiếu tướng Cao Long Hỷ (TSQ Nam bộ 1948) là Trưởng ban. Chúng ta đã có những hoat động giao lưu với các thế hệ TSQ, đặc biệt là Trường TSQ TpHCM, Củ Chi.
Ngày 22/12/2006, thầy trò ta đã đến dự họp mặt truyền thống TSQ VN lần thứ nhất tại Trường TSQ TpHCM. Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thiếu tướng Bùi Vinh k3 cùng Đại tá Từ Linh k3 đã bay vào dự. Gặp gỡ thế hệ TSQ 9X, thấy được cơ ngơi truờng sở khá hiện đại của các cháu càng nâng cao trong chúng ta trách nhiệm xây dựng truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ngày 8/8/2007, anh Vũ Mão - cựu TSQ VN (1950) - sẽ triệu tập tại Hà Nội cuộc họp trù bị các thế hệ TSQ từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến nay, tiến tới thành lập Hội TSQ VN nhân kỷ niệm 60 năm ngày Đại tuớng Võ Nguyên Giáp kí quyết định sô 425/TCH thống nhất các trường TSQ trong cả nước(10/11/1948-10/11/2008).
Dự kiến:
- Sẽ xuất bản các ấn phẩm về TSQ VN, trong đó có những bài viết về TSQ Nguyễn Văn Trỗi,
- Sẽ tổ chức Hội thảo Quốc gia về xây dựng, giáo dục trong nhà trường TSQ (hay các trường nội trú quân sự).
Thiếu tướng Bùi Vinh, Trưởng BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi, sẽ thay mặt đến dự.
Với sự nỗ lưc của TSQ các thế hệ, với giúp đỡ của TCCT, Bộ QP, Bộ GD-ĐT, hy vọng công tác chuẩn bị sẽ hòan tất đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống và ra mắt Hội TSQ VN!
(Các hình ảnh TSQ Nguyễn Văn Trỗi giao lưu và tặng sách SRTKL cho Trường TSQ TpHCM ngày 22/12/2006).
thành lập Hội TSQ VN
Công việc chuẩn bị thành lập Hội TSQ VN được tiến hành từ năm 2004, khởi đầu từ các tổ chức: TSQ Nam Bộ, TSQ Quảng Ngãi 1948, TSQ VN 1950 và TSQ Nguyễn Văn Trỗi TpHCM. Càng ngày, các thế hệ TSQ khắp cả nước hội về càng đông. Hội CCB TpHCM đã ủng hộ và ra quyết định số 315/QĐ-CCB (28/9/2006) cho phép thành lập BLL truyền thống TSQ VN khu vực TpHCM, do Thiếu tướng Cao Long Hỷ (TSQ Nam bộ 1948) là Trưởng ban. Chúng ta đã có những hoat động giao lưu với các thế hệ TSQ, đặc biệt là Trường TSQ TpHCM, Củ Chi.
Ngày 22/12/2006, thầy trò ta đã đến dự họp mặt truyền thống TSQ VN lần thứ nhất tại Trường TSQ TpHCM. Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thiếu tướng Bùi Vinh k3 cùng Đại tá Từ Linh k3 đã bay vào dự. Gặp gỡ thế hệ TSQ 9X, thấy được cơ ngơi truờng sở khá hiện đại của các cháu càng nâng cao trong chúng ta trách nhiệm xây dựng truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ngày 8/8/2007, anh Vũ Mão - cựu TSQ VN (1950) - sẽ triệu tập tại Hà Nội cuộc họp trù bị các thế hệ TSQ từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến nay, tiến tới thành lập Hội TSQ VN nhân kỷ niệm 60 năm ngày Đại tuớng Võ Nguyên Giáp kí quyết định sô 425/TCH thống nhất các trường TSQ trong cả nước(10/11/1948-10/11/2008).
Dự kiến:
- Sẽ xuất bản các ấn phẩm về TSQ VN, trong đó có những bài viết về TSQ Nguyễn Văn Trỗi,
- Sẽ tổ chức Hội thảo Quốc gia về xây dựng, giáo dục trong nhà trường TSQ (hay các trường nội trú quân sự).
Thiếu tướng Bùi Vinh, Trưởng BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi, sẽ thay mặt đến dự.
Với sự nỗ lưc của TSQ các thế hệ, với giúp đỡ của TCCT, Bộ QP, Bộ GD-ĐT, hy vọng công tác chuẩn bị sẽ hòan tất đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống và ra mắt Hội TSQ VN!
(Các hình ảnh TSQ Nguyễn Văn Trỗi giao lưu và tặng sách SRTKL cho Trường TSQ TpHCM ngày 22/12/2006).
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2007
QUẾ LÂM ĐẤT CŨ, NGƯỜI XƯA
BÁC HỒ VỚI THÀNH PHỐ QUẾ LÂM
Kháng Chiến - Kiến Quốc
Nhà lưu niệm ở Trung Sơn Bắc
Tháng 10-2003, trong chuyến thăm lại Quế Lâm, thành phố nằm bên bờ Ly Giang trong xanh, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cánh học sinh Trỗi chúng tôi được đến thăm một địa chỉ văn hoá, lịch sử - ngôi nhà gỗ hai tầng tại số nhà 96, đường Trung Sơn Bắc. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến cuả nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật (1937-1945), là trụ sở cơ quan đại diện Bát Lộ Quân tại mặt trận Quảng Tây. Cũng chính tại nơi đây, Bác Hồ thân yêu của chúng ta từng sống và làm việc.
Ngày ấy, vì văn phòng thường xuyên có người ra người vào, để giữ bí mật mà chủ nhà đã mở quán rượu ở phía ngoài. Cho đến nay, tại bàn quầy đặt ở cửa ra vào vẫn xếp 2 chiếc chum lớn đựng rượu. Đây là phòng đón tiếp, ở một góc phòng có đặt một chiếc xe đạp Pháp được một Hoa kiều mua từ Hải Phòng gửi về làm phương tiện đi lại, đưa văn thư, liên lạc. Trong gian phòng điện tín có máy phát điện quay tay và các máy thu phát vô tuyến điện. Trên tầng hai là các phòng ngủ dành cho các chiến sĩ. Chúng tôi được nhìn thấy những chiếc chậu rửa mặt, những ca, bát tráng men cũ kĩ xếp gọn gàng cạnh những chiếc chõng tre làm giường. Qua khu vườn là nhà ăn và bếp, tại đây vẫn lưu giữ những lò nấu củi từ những năm 30 thế kỉ trước.
Trong gian bảo tàng, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ, phía dưới có ghi: ”Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật cuả nhân dân Trung Quốc”. Chúng tôi cảm động ngắm nhìn những hiện vật có liên quan đến Bác mà các bạn Trung Quốc còn giữ được: cặp kính lão để đọc sách, chiếc mền chăn đã ủ ấm cho Bác trong những ngày đông giá rét, chiếc máy chữ được dùng để dịch sang tiếng Anh, Pháp các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quốc tế về cuộc kháng chiến chống Nhật cuả nhân dân Trung Quốc. Hướng dẫn viên (cháu của chủ nhà) kể lại, Hồ Chí Minh từng đảm nhận nhiệm vụ chánh văn phòng cơ quan đại diện, nên ngoài việc đối nội, đồng chí còn phải lo thêm công tác đối ngoại. Đồng chí luôn giữ nguyên tắc bí mật và chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật của Bát Lộ quân, làm gương cho mọi cán bộ, chiến sĩ của văn phòng. Đồng chí Chu An Lai và nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã qua lại địa chỉ này.
Cựu học sinh Lư Sơn, Quế Lâm về thôn Lộ Mạc
Mấy năm trước, cánh học sinh Lư Sơn, Quế Lâm, theo hướng dẫn của cán bộ bảo tàng, còn về thăm thôn Lộ Mạc, nằm phía bắc thành phố, nơi Người cùng các cán bộ cơ quan đại diện, sau một ngày làm việc đã về nghỉ. Nhân dân trong thôn kéo đến rất đông khi nghe tin có các vị khách Việt Nam đến thăm ngôi đình làng, nơi đây đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử cách mạng từ năm 1962. Tình cảm cuả dân làng đối với chúng tôi rất thân tình, cởi mở. Một cụ già tuổi ngoài 80, kể cho chúng tôi những kỷ niệm về quan hệ thân thiết, gắn bó giữa dân làng với cán bộ, chiến si cơ quan đại diện: “…Thiếu tá Hồ Quang là một con người rất yêu trẻ em và quý mến người già. Ông ân cần với mọi người và được nhân dân quý mến. Mãi sau ngày giải phóng, thế hệ chúng tôi mới được biết con người đáng kính đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cuả nhân dân Việt Nam anh em.”
Trong hai năm ở Quế Lâm, Bác được sống trong sự đùm bọc, bảo vệ cuả nhân dân địa phương. Mùa hè 1940, với sự giúp đỡ nhiệt tình cuả Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Quế Lâm, Bác đến Côn Minh, bắt liên lạc với cơ quan hải ngoại cuả Đảng ta. Đầu năm 1941, Người cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp… trở về Quế Lâm chuẩn bị cho chuyến về nước qua đường Tĩnh Tây-Cao Bằng. Việc Bác trở về Cao Bằng vào đầu năm 1941, trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi vào Tháng Tám năm 1945.
Quế Lâm với Bác
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 5-1961, Bác Hồ đã về thăm lại Quế Lâm. Người được Bạn ân cần tiếp đãi. Đồng chí Vi Quốc Thanh (nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong kháng chiến chống Pháp) tháp tùng chuyến đi. Trong một ngày nắng đẹp, Bác cùng đồng chí vãn cảnh Quế Lâm bằng tầu thuỷ chạy dọc theo Ly Giang. Nước sông trong vắt chảy luồn lách giữa những dãy núi đá vôi được tạo hóa làm thành những hình hài kì vĩ. Người đã dừng chân thăm Dương Sóc, một điểm du lịch nổi tiếng với những thắng cảnh xen giữa những làng bản của đồng bào dân tộc Choang. Trước phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, Bác đã lưu bút bằng chữ Hán: “Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ. Dương Sóc son thuy giáp Quế Lâm!”. (Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất thiên hạ. Nui non Dương Sóc đẹp nhất Quế Lâm!).
Quế Lâm không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn là vùng đất gắn bó với Bác Hồ, với cách mạng Việt Nam. Quế Lâm - mảnh đất nghĩa tình!
(Ảnh: Chúng tôi đến thăm 96 Trung Sơn Bắc).
Kháng Chiến - Kiến Quốc
Nhà lưu niệm ở Trung Sơn Bắc
Tháng 10-2003, trong chuyến thăm lại Quế Lâm, thành phố nằm bên bờ Ly Giang trong xanh, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cánh học sinh Trỗi chúng tôi được đến thăm một địa chỉ văn hoá, lịch sử - ngôi nhà gỗ hai tầng tại số nhà 96, đường Trung Sơn Bắc. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến cuả nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật (1937-1945), là trụ sở cơ quan đại diện Bát Lộ Quân tại mặt trận Quảng Tây. Cũng chính tại nơi đây, Bác Hồ thân yêu của chúng ta từng sống và làm việc.
Ngày ấy, vì văn phòng thường xuyên có người ra người vào, để giữ bí mật mà chủ nhà đã mở quán rượu ở phía ngoài. Cho đến nay, tại bàn quầy đặt ở cửa ra vào vẫn xếp 2 chiếc chum lớn đựng rượu. Đây là phòng đón tiếp, ở một góc phòng có đặt một chiếc xe đạp Pháp được một Hoa kiều mua từ Hải Phòng gửi về làm phương tiện đi lại, đưa văn thư, liên lạc. Trong gian phòng điện tín có máy phát điện quay tay và các máy thu phát vô tuyến điện. Trên tầng hai là các phòng ngủ dành cho các chiến sĩ. Chúng tôi được nhìn thấy những chiếc chậu rửa mặt, những ca, bát tráng men cũ kĩ xếp gọn gàng cạnh những chiếc chõng tre làm giường. Qua khu vườn là nhà ăn và bếp, tại đây vẫn lưu giữ những lò nấu củi từ những năm 30 thế kỉ trước.
Trong gian bảo tàng, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ, phía dưới có ghi: ”Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật cuả nhân dân Trung Quốc”. Chúng tôi cảm động ngắm nhìn những hiện vật có liên quan đến Bác mà các bạn Trung Quốc còn giữ được: cặp kính lão để đọc sách, chiếc mền chăn đã ủ ấm cho Bác trong những ngày đông giá rét, chiếc máy chữ được dùng để dịch sang tiếng Anh, Pháp các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quốc tế về cuộc kháng chiến chống Nhật cuả nhân dân Trung Quốc. Hướng dẫn viên (cháu của chủ nhà) kể lại, Hồ Chí Minh từng đảm nhận nhiệm vụ chánh văn phòng cơ quan đại diện, nên ngoài việc đối nội, đồng chí còn phải lo thêm công tác đối ngoại. Đồng chí luôn giữ nguyên tắc bí mật và chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật của Bát Lộ quân, làm gương cho mọi cán bộ, chiến sĩ của văn phòng. Đồng chí Chu An Lai và nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã qua lại địa chỉ này.
Cựu học sinh Lư Sơn, Quế Lâm về thôn Lộ Mạc
Mấy năm trước, cánh học sinh Lư Sơn, Quế Lâm, theo hướng dẫn của cán bộ bảo tàng, còn về thăm thôn Lộ Mạc, nằm phía bắc thành phố, nơi Người cùng các cán bộ cơ quan đại diện, sau một ngày làm việc đã về nghỉ. Nhân dân trong thôn kéo đến rất đông khi nghe tin có các vị khách Việt Nam đến thăm ngôi đình làng, nơi đây đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử cách mạng từ năm 1962. Tình cảm cuả dân làng đối với chúng tôi rất thân tình, cởi mở. Một cụ già tuổi ngoài 80, kể cho chúng tôi những kỷ niệm về quan hệ thân thiết, gắn bó giữa dân làng với cán bộ, chiến si cơ quan đại diện: “…Thiếu tá Hồ Quang là một con người rất yêu trẻ em và quý mến người già. Ông ân cần với mọi người và được nhân dân quý mến. Mãi sau ngày giải phóng, thế hệ chúng tôi mới được biết con người đáng kính đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cuả nhân dân Việt Nam anh em.”
Trong hai năm ở Quế Lâm, Bác được sống trong sự đùm bọc, bảo vệ cuả nhân dân địa phương. Mùa hè 1940, với sự giúp đỡ nhiệt tình cuả Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Quế Lâm, Bác đến Côn Minh, bắt liên lạc với cơ quan hải ngoại cuả Đảng ta. Đầu năm 1941, Người cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp… trở về Quế Lâm chuẩn bị cho chuyến về nước qua đường Tĩnh Tây-Cao Bằng. Việc Bác trở về Cao Bằng vào đầu năm 1941, trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi vào Tháng Tám năm 1945.
Quế Lâm với Bác
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 5-1961, Bác Hồ đã về thăm lại Quế Lâm. Người được Bạn ân cần tiếp đãi. Đồng chí Vi Quốc Thanh (nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong kháng chiến chống Pháp) tháp tùng chuyến đi. Trong một ngày nắng đẹp, Bác cùng đồng chí vãn cảnh Quế Lâm bằng tầu thuỷ chạy dọc theo Ly Giang. Nước sông trong vắt chảy luồn lách giữa những dãy núi đá vôi được tạo hóa làm thành những hình hài kì vĩ. Người đã dừng chân thăm Dương Sóc, một điểm du lịch nổi tiếng với những thắng cảnh xen giữa những làng bản của đồng bào dân tộc Choang. Trước phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, Bác đã lưu bút bằng chữ Hán: “Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ. Dương Sóc son thuy giáp Quế Lâm!”. (Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất thiên hạ. Nui non Dương Sóc đẹp nhất Quế Lâm!).
Quế Lâm không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn là vùng đất gắn bó với Bác Hồ, với cách mạng Việt Nam. Quế Lâm - mảnh đất nghĩa tình!
(Ảnh: Chúng tôi đến thăm 96 Trung Sơn Bắc).
BẠN CHÚNG TA
PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN
Với 79% phiếu thuận, chiều qua Quốc hội đã chính thức công bố Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, học sinh Trỗi k5, được giao trọng trách Phó Thủ tướng văn, xã. Xin chúc mừng bạn!
Từ 2 tháng trước, từ Hà Nội 1 bạn Trỗi báo: BCT nhất trí với số phiếu khá cao cử đ/c Nhân là 1 candidate để Quốc hội bầu làm Phó Thủ tướng. Biết vậy nhưng phải chờ thông qua kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa này. Với đầy đủ năng lực, đức - tài, Nhân đã được Quốc hội tín nhiệm. Đó là không chỉ là vinh dự cho Nhân mà còn là vinh dự của thầy trò trường ta. Các bạn ở Quế Lâm nghe tin cũng thông qua BLL gửi lời chúc mừng. Tất nhiên, trên vai Nhân giờ thêm trách nhiệm nặng nề. Mong bạn hãy phát huy truyền thống nhà trường hoàn thành nhiệm vụ. Nhớ là không bao giờ được xa thầy, xa bạn, xa dân!
Trong trường ta ngoài Nguyễn Thiện Nhân còn nhiều anh, nhiều bạn đang đảm đương những vị trí trọng trách. Bảy thiếu tướng trong quân đội là Nguyễn Chiến k1 - Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Phạm Ngọc Nguyên k2 Phó Tư lệnh PK-KQ, Bùi Quang Vinh k3 Cục trưởng Cục KH-ĐT, Nguyễn Minh Đức k3 Cục trưởng Cục Vũ khí, Lê Văn Đạo k4 Phó Tư lệnh Hải quân, Trần Quảng k4 Tổng cục phó An ninh, Nguyễn Quang Bắc k5 Giám đốc Trung tâm KH-VN quốc phòng cùng nhiều thủ trưởng cục, vụ, viện. Trong các cơ quan Trung ương có Thứ trưởng Bộ Văn hoá Trần Chiến Thắng, 2 Phó chánh Văn phòng TW Đảng Dương Thành Bắc k5 và Toàn Thắng k8 cùng các bạn lãnh đạo ở 61 tỉnh, thành toàn quốc. Hy vọng những cán bộ này cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
BLL
Với 79% phiếu thuận, chiều qua Quốc hội đã chính thức công bố Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, học sinh Trỗi k5, được giao trọng trách Phó Thủ tướng văn, xã. Xin chúc mừng bạn!
Từ 2 tháng trước, từ Hà Nội 1 bạn Trỗi báo: BCT nhất trí với số phiếu khá cao cử đ/c Nhân là 1 candidate để Quốc hội bầu làm Phó Thủ tướng. Biết vậy nhưng phải chờ thông qua kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa này. Với đầy đủ năng lực, đức - tài, Nhân đã được Quốc hội tín nhiệm. Đó là không chỉ là vinh dự cho Nhân mà còn là vinh dự của thầy trò trường ta. Các bạn ở Quế Lâm nghe tin cũng thông qua BLL gửi lời chúc mừng. Tất nhiên, trên vai Nhân giờ thêm trách nhiệm nặng nề. Mong bạn hãy phát huy truyền thống nhà trường hoàn thành nhiệm vụ. Nhớ là không bao giờ được xa thầy, xa bạn, xa dân!
Trong trường ta ngoài Nguyễn Thiện Nhân còn nhiều anh, nhiều bạn đang đảm đương những vị trí trọng trách. Bảy thiếu tướng trong quân đội là Nguyễn Chiến k1 - Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Phạm Ngọc Nguyên k2 Phó Tư lệnh PK-KQ, Bùi Quang Vinh k3 Cục trưởng Cục KH-ĐT, Nguyễn Minh Đức k3 Cục trưởng Cục Vũ khí, Lê Văn Đạo k4 Phó Tư lệnh Hải quân, Trần Quảng k4 Tổng cục phó An ninh, Nguyễn Quang Bắc k5 Giám đốc Trung tâm KH-VN quốc phòng cùng nhiều thủ trưởng cục, vụ, viện. Trong các cơ quan Trung ương có Thứ trưởng Bộ Văn hoá Trần Chiến Thắng, 2 Phó chánh Văn phòng TW Đảng Dương Thành Bắc k5 và Toàn Thắng k8 cùng các bạn lãnh đạo ở 61 tỉnh, thành toàn quốc. Hy vọng những cán bộ này cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
BLL
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)