Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

Văn Tiến Huấn bạn tôi

Vậy là Huấn xa chúng ta đã tròn 4 năm. Nhanh quá! Xin ghi lại mấy kỷ niệm với bạn.
Ông cụ nhà tôi rất thân với chú Dũng, bố Huấn, vì nhiều lẽ nhưng có 1 lẽ do cả 2 đều là “dân tu hành”. Cha tôi – dân Công giáo tòan tòng, còn chú Dũng – dân Phật giáo, từng cạo trọc đầu, đọc Kinh sau ngày vượt ngục Sơn La. Thời kì bí mật, 2 ông cùng trong Xứ úy Bắc Kỳ…

Cuối tháng 8/1975, sau kì thi tuyển đại học, mấy đứa Trỗi bọn tôi – Lê Chí Hoà, Hà Văn Công, Hà Huy Dũng, … và Văn Tiến Huấn - được phân về lớp Thông tin. Cánh lính cũ có các anh Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tam, Tuân “gái”, Hùng “min”… trước đã là lính kĩ thuật radar, đặc thiết ở sân bay Nội Bài, hay Quảng “phu” (Quảng Bình), Lộc (Yên Bái), Trần Hay, Đỗ Khôi, Phạm Vĩnh Thắng… từ đơn vị về. Cuộc sống lính không làm chúng tôi bỡ ngỡ, vì đã có 5 năm sống trong trường Thiếu sinh quân, điều mới lạ là phương pháp học tập trong trường đại học. Qua học kì 1, rồi học kì 2, mọi việc dần trở thành quen. Vì còn trẻ, mới 17-18, đang tuổi ham chơi hơn học, sẵn thông minh, chúng tôi đã nhóm thành một hội văn nghệ, thể thao.

Môn thể thao thích nhất là bóng đá. Vì đại đội nằm gần sân bóng trường, chiều nào, hết giờ là lại ôm bóng ra chia “gôn tôm” đá với nhau. Bộ môn Thể dục quân sự của trường có anh Sinh, anh Dũng, anh Lễ – bóng chuyền và chú Bùi Đức – nguyên thủ môn Thể công. Chú Đức trước là lính của cha mẹ tôi ở trường Lục quân VN, nay chú cháu gặp nhau, cảm thấy rất tâm đắc. Văn Huấn có chiều cao và chơi bóng chuyền từ hồi ở nhà, nên tham gia đội bóng chuyền đại đội.

Mấy ngày đầu sang chơi với hội khoá 4, đuợc nghe Toàn Thắng, Su Đại, Minh Đức chơi ba đàn ghi-ta và hát nhiều bài rất hay. Tôi, Văn Huấn và Chí Hoà cũng chơi ghi-ta từ khi còn ở trường Trỗi, nên cùng lập “bồ đàn khoá 5”. Tuị tôi phân công: Chí Hoà – solo, Huấn – rithmé, Quốc – bass. Cuối những năm 60, ban nhạc The Beattles, Shadows (Anh quốc) đang nổi tiếng với nhiều bài hay. Cứ chiều chiều, sau bữa cơm, ba đưá lại thủ tuí chiếc đài bán dẫn 2 pin hiệu Sony 2 band AM và FM, túc tắc cắt ruộng, sang đồi phiá bên kia doanh trại, nằm dưới những gốc bạch đàn, mở đài BBC nghe nhạc Beattles, Shadows. Thật là thơ mộng! (Cũng là làm liều, vì khi đó nghe đài BBC là điều cấm kị – đài địch mà, không phải ai cũng được phép!).

Nghe các chương trình ca nhạc của BBC để mà học. Thuộc giai điệu rồi, về nhà chép lại các hợp âm và chơi thử. Nào là Apachi, Tuyst Sông Hồng, nào La Plage,… Mỗi lần trong bọn có đưá được đi “tranh thủ” về Hà Nội, chúng tôi không quên nhờ mua dây đàn hay xin vài cặp pin tiểu (những thứ này hồi đó rất khan hiếm, chỉ có bán trong Mậu dịch quốc tế Bờ Hồ). Mỗi lần chúng tôi tập, thường là chiều tối, trước giờ đọc báo, anh em lại xúm tới nghe. Cũng oách ra phết!

Khi đại đội tổ chức biểu diễn văn nghệ, tụi tôi cũng tham gia, nhưng chỉ dùng một đàn để đệm cho tốp ca (ngày đó nhà trường chưa có ghi-ta điện). Riêng Đỗ Khôi được học se-lô và côn-trơ-bat từ bé nên đã tham gia vào đội văn nghệ nhà trường. Tuân “gái” chăm sóc chúng tôi như một bà chị. Vì ngày bé đã tham gia đội muá Cung Thiếu nhi nên tỏ ra có năng khiếu trong hoạt động văn nghệ quần chúng. Tuân hát bài “Việt Nam, trên đường chúng ta đi” thật hay.

Có 1 kỷ niệm khó quên là đêm 20 rạng 21/11/1970, khi đang say sưa ngủ, chợt nghe thấy tiếng nổ ầm ầm ở phiá Sơn Tây. Sớm hôm sau nghe tin bọn Mỹ dùng trực thăng và lính đặc nhiệm đổ bộ xuống trại bị giam Sơn Tây cứu giặc lái. Nhưng trại giam đã trống không tự bao giờ(!). Chúng vứt lại một xác trực thăng và rút.

Hết năm thứ 1, Văn Huấn chia tay đi học nước ngoài. Thế là ban nhạc thiếu một tay chơi rithmé. Năm đó, Chiến “thộn” (gốc học viên khoá 3) đúp xuống, biết tí chút về ghi-ta, thế là Chí Hoà “chèo kéo” vào chơi trong hội. Chiến người Tày, bảo sao nghe vậy, luôn làm chuẩn theo những gì đã học. Học văn hoá thì chậm, nhưng lại rất nhớ gam và rithmé của các bản nhạc, hắn nhanh chóng đảm đương được vị trí của Huấn bàn giao lại. Hè 2 năm sau, Huấn từ Ô-đét-xa về phép có mua tặng tôi cùng Hòa, Chiến huy hiệu hình đàn ghi-ta mạ vàng, gài được trên ngực áo. Có quà như thế là tự hào lắm! Huấn có tiền sinh họat của 2 năm gửi lại nhà nên rủ 3 chúng tôi ra Hồ Tây ăn bánh tôm. Vênh ra phết! Hắn cũng không ngờ Chiến đã thay thế xuất sắc.

Huấn tốt nghiệp sau bọn tôi. Khi về nước thì xuống F361 phòng không, rồi đi học chỉ huy, sau mới về Hàng không. Nhà Huấn Thủy có thời ở ngõ Tức Mạc, sau nhà tôi. Vậy mà ít có lúc gặp nhau, bận suốt.

Vào 1 ngày của tháng 4/2004, bất ngờ khi nghe tin Huấn bị xuất huyết phải cấp cứu vào Viện 108, rồi Duy Anh báo: bị lụt não sâu. Vài ngày sau bạn đi. Tiếc cho 1 con người tốt bụng, đa tài. Khi nhận mấy bài thơ cuối cùng của bạn, tôi quyết tâm đưa vào SRTKL tập 2. Như 1 nén tâm nhang tưởng nhớ đến bạn!

4 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Bồ đàn k5 có 4 người thì 2 đã đi: Lê Viễn Chiến và Văn Tiến Huấn!

Nặc danh nói...

Bui Thắng K8:
A Huấn về HK: Trung tâm Quản lý bay Miền Bắc (Nội Bài), khoảng từ 1990, làm Phó GĐ phụ trách Kỹ thuật (các hệ thống, thiết bị Thông tin-Dẫn đường, Rađa). Em và a HHDũng cùng CQ.
Một con người tốt bụng thì ai cũng biết. Xin kể về anh - một người đàng hoàng:
Khoảng năm 2001, khi mới có ph trào bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Cbộ, nhưng y cầu người bỏ phiếu phải "Yes" or "No" kèm theo chữ ký tươi. Cuộc bỏ phiếu chỉ gồm vài chục người tham gia là cấp cbộ hang "Trung", bỏ phiếu tín nhiệm cho 1 cbộ lên hạng "Cao". A. Huấn là 1 trong rất ít người bỏ "No", đồng thời kèm theo chữ ký. Đa số bỏ "Đồng ý" + ký. Vài người "No" nhưng k ký gì.
Vô tình, truờng NVT có a Huấn và em, 2 ae không bàn nhau mà cùng chung 1 ý. E cũng tự hào mình là ng đàng hoàng.
Tất nhiên, sau này ng cbo kia vân lên chứ.
Về sau, có 1 số ng trong CQ cứ đùa, bảo đây là mấy ô Đại cử chi.
Chuyên này e mới kể lần đầu, một chút tâm sự của đàn em Uttroi.

Nhân thể tiết lộ: HHD hinh như sắp ra HN.

Nặc danh nói...

Anh Huấn khi học chỉ huy ở Liên xô tốt nghiệp bằng đỏ. Học viện này từ trước đến khóa tôi Trỗi có 3, ngoài anh Huấn tôi còn có anh Dương Tuấn học cũng rất giỏi nhưng nghệ sỹ lắm. đáng ra năng lực chuyên môn và bản lĩnh thì anh Tuấn phải tư lệnh QCPK mới phải. Tôi có lẽ là Trỗi khóa cuối cùng vì ở đây họ chỉ đào tạo dài hạn sỹ quan trung cấp, tuổi ba mươi trở lại. Học bổ túc ngắn hạn có Bác Phạm Nguyên thiếu tướng khóa ba.Tốt nghiệp tất cả các khóa việt nam Duy nhất có một huy chương vàng của anh Xuân hiện là giám đốc học viện phòng không và một bằng đỏ của anh Huấn.Một người anh tốt, khi về hàng không nghe nói anh cũng hiền lành chả bon chen thù ghét ai.Buồn thật ở hiền gặp lành mà sao luật nhân quả cứ trớ trêu vậy?

Nặc danh nói...

Vào lúc này tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cám ơn ae đã nhớ tới em Văn Tiến Huấn của tôi.
VTM