Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2007

QUẾ LÂM ĐẤT CŨ, NGƯỜI XƯA


BÁC HỒ VỚI THÀNH PHỐ QUẾ LÂM
Kháng Chiến - Kiến Quốc


Nhà lưu niệm ở Trung Sơn Bắc
Tháng 10-2003, trong chuyến thăm lại Quế Lâm, thành phố nằm bên bờ Ly Giang trong xanh, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cánh học sinh Trỗi chúng tôi được đến thăm một địa chỉ văn hoá, lịch sử - ngôi nhà gỗ hai tầng tại số nhà 96, đường Trung Sơn Bắc. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến cuả nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật (1937-1945), là trụ sở cơ quan đại diện Bát Lộ Quân tại mặt trận Quảng Tây. Cũng chính tại nơi đây, Bác Hồ thân yêu của chúng ta từng sống và làm việc.
Ngày ấy, vì văn phòng thường xuyên có người ra người vào, để giữ bí mật mà chủ nhà đã mở quán rượu ở phía ngoài. Cho đến nay, tại bàn quầy đặt ở cửa ra vào vẫn xếp 2 chiếc chum lớn đựng rượu. Đây là phòng đón tiếp, ở một góc phòng có đặt một chiếc xe đạp Pháp được một Hoa kiều mua từ Hải Phòng gửi về làm phương tiện đi lại, đưa văn thư, liên lạc. Trong gian phòng điện tín có máy phát điện quay tay và các máy thu phát vô tuyến điện. Trên tầng hai là các phòng ngủ dành cho các chiến sĩ. Chúng tôi được nhìn thấy những chiếc chậu rửa mặt, những ca, bát tráng men cũ kĩ xếp gọn gàng cạnh những chiếc chõng tre làm giường. Qua khu vườn là nhà ăn và bếp, tại đây vẫn lưu giữ những lò nấu củi từ những năm 30 thế kỉ trước.
Trong gian bảo tàng, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ, phía dưới có ghi: ”Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật cuả nhân dân Trung Quốc”. Chúng tôi cảm động ngắm nhìn những hiện vật có liên quan đến Bác mà các bạn Trung Quốc còn giữ được: cặp kính lão để đọc sách, chiếc mền chăn đã ủ ấm cho Bác trong những ngày đông giá rét, chiếc máy chữ được dùng để dịch sang tiếng Anh, Pháp các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quốc tế về cuộc kháng chiến chống Nhật cuả nhân dân Trung Quốc. Hướng dẫn viên (cháu của chủ nhà) kể lại, Hồ Chí Minh từng đảm nhận nhiệm vụ chánh văn phòng cơ quan đại diện, nên ngoài việc đối nội, đồng chí còn phải lo thêm công tác đối ngoại. Đồng chí luôn giữ nguyên tắc bí mật và chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật của Bát Lộ quân, làm gương cho mọi cán bộ, chiến sĩ của văn phòng. Đồng chí Chu An Lai và nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã qua lại địa chỉ này.

Cựu học sinh Lư Sơn, Quế Lâm về thôn Lộ Mạc
Mấy năm trước, cánh học sinh Lư Sơn, Quế Lâm, theo hướng dẫn của cán bộ bảo tàng, còn về thăm thôn Lộ Mạc, nằm phía bắc thành phố, nơi Người cùng các cán bộ cơ quan đại diện, sau một ngày làm việc đã về nghỉ. Nhân dân trong thôn kéo đến rất đông khi nghe tin có các vị khách Việt Nam đến thăm ngôi đình làng, nơi đây đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử cách mạng từ năm 1962. Tình cảm cuả dân làng đối với chúng tôi rất thân tình, cởi mở. Một cụ già tuổi ngoài 80, kể cho chúng tôi những kỷ niệm về quan hệ thân thiết, gắn bó giữa dân làng với cán bộ, chiến si cơ quan đại diện: “…Thiếu tá Hồ Quang là một con người rất yêu trẻ em và quý mến người già. Ông ân cần với mọi người và được nhân dân quý mến. Mãi sau ngày giải phóng, thế hệ chúng tôi mới được biết con người đáng kính đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cuả nhân dân Việt Nam anh em.”
Trong hai năm ở Quế Lâm, Bác được sống trong sự đùm bọc, bảo vệ cuả nhân dân địa phương. Mùa hè 1940, với sự giúp đỡ nhiệt tình cuả Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Quế Lâm, Bác đến Côn Minh, bắt liên lạc với cơ quan hải ngoại cuả Đảng ta. Đầu năm 1941, Người cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp… trở về Quế Lâm chuẩn bị cho chuyến về nước qua đường Tĩnh Tây-Cao Bằng. Việc Bác trở về Cao Bằng vào đầu năm 1941, trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi vào Tháng Tám năm 1945.

Quế Lâm với Bác
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 5-1961, Bác Hồ đã về thăm lại Quế Lâm. Người được Bạn ân cần tiếp đãi. Đồng chí Vi Quốc Thanh (nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong kháng chiến chống Pháp) tháp tùng chuyến đi. Trong một ngày nắng đẹp, Bác cùng đồng chí vãn cảnh Quế Lâm bằng tầu thuỷ chạy dọc theo Ly Giang. Nước sông trong vắt chảy luồn lách giữa những dãy núi đá vôi được tạo hóa làm thành những hình hài kì vĩ. Người đã dừng chân thăm Dương Sóc, một điểm du lịch nổi tiếng với những thắng cảnh xen giữa những làng bản của đồng bào dân tộc Choang. Trước phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, Bác đã lưu bút bằng chữ Hán: “Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ. Dương Sóc son thuy giáp Quế Lâm!”. (Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất thiên hạ. Nui non Dương Sóc đẹp nhất Quế Lâm!).

Quế Lâm không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn là vùng đất gắn bó với Bác Hồ, với cách mạng Việt Nam. Quế Lâm - mảnh đất nghĩa tình!

(Ảnh: Chúng tôi đến thăm 96 Trung Sơn Bắc).

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Gửi anh Chiến và Kiến Quốc bức ảnh ông già anh gửi chi ông già Cương, bây giờ gửi lại cho anh và Quốc làm kỷ niệm.
Click vào đây để lấy ảnh
Cương

Nặc danh nói...

Xin gửi lại cái ảnh cho Chiến và Kiến Quốc, ảnh trước gửi bị mờ.
Click vào đây để lấy ảnh
Cương

TranKienQuoc nói...

Cảm ơn anh Nguyễn Cương đã gửi tấm ảnh quý! Gia đình còn giữ tấm ảnh "5 đ/c con" đang ngồi trên chiếc xe Jeep đồ chơi, có thể đạp pê-đan chạy được, do ông Nguyễn Sơn tặng ông bà Bình khi ông đến thăm Trường Lục quân VN năm 1955 tại Quế Lâm.
13 tướng thế hệ 1 rất thương yêu và kính trọng nhau. Sau này, con cháu các cụ - thế hệ chúng ta vẩn thế!