Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007

Chuyện giờ mới dám kể

Những cú sốc chết người

1. Chiều 26/10. Trên xe từ Phong Khẩu về lại khuôn viên cũ của Y Trung bên cạnh Núi Ốc, Hạ Thanh Xuyên sau một hồi bấm huyệt cấp cứu cho Nam Tiến đã bảo: “Mình thấy Tiến căng lắm”. Đã U60 nhưng chưa hề có kinh nghiệm về các lọai bệnh lý vì “chưa qua” bao giờ(!), hơn nữa người thân của mình chưa ai vấp bệnh này. Nghĩ bụng Xuyên có quá cường điệu?

Cũng may đầu giờ chiều, bác sĩ Thịnh khẩn khỏan: “Sáng nay ở Y Trung ra, chúng tôi đã về thăm cả khu mới và cũ của Trường Bé. Chiều nay, anh cho tôi cùng về Phong Khẩu với!”. “Quá dễ. Xin mời!”. Một lần nữa đây là cái duyên! Thấy Tiến tái dại, Thịnh chạy đi mua thuốc. (Tiếng Hoa không dài như Thịnh thì khó). Uống thuốc vào mà không tiến triển, Thịnh nói: “Phải cấp cứu!”. Và chúng tôi đã bắt taxi cho Tiến đi bệnh viện. Cú sốc thứ nhất!

2. Trở về khách sạn buồn rười rượi, cố nuốt vội miếng cơm rồi vào viện cùng Kiệt (hướng dẫn viên). Gặp Thịnh cho biết: “Cấp cứu kịp thời nhưng bác sĩ nói 90% là nhồi máu cơ tim”. Hỏang hồn vì nhớ ngay tới chuyện cách đây 40 năm, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị nhồi máu nhưng cụ không muốn làm phiền anh em nên tự đi mà không cho khiêng cáng khi cấp cứu và kết quả là... Bị nhồi máu không nằm cố định là tối kị! Nhớ lại hình ảnh Tiến tự lần trên xe xuống mà lo. Mất bao công sức tổ chức chuyến đi, lỡ Tiến làm sao… Cú sốc thứ 2 có cường độ cao hơn!

3. Trực tới 12g đêm, phân công Dũng và Kiệt ở lại. Phóng taxi về khách sạn cùng Thịnh. Xe chạy qua Thác nước nhân tạo ở Quảng trường trung tâm thấy vẫn còn khách dạo chơi. Tiếc là chưa có lúc nào rảnh thăm lại nơi này. Về phòng chưa kịp cởi áo thì Lê Bình chạy sang: “Dũng báo về: Tiến khó qua khỏi đêm nay!”. “Nhưng tao mới từ bệnh viện về. Tốt lên cơ mà”. “Không biết. Vào bệnh viện ngay!”. Đôn Hà rời viện sau tôi cũng rất ngạc nhiên. Nhưng ai mà nói trước điều gì. Rủ ngay Thịnh, Lảnh cùng đi. Chả lẽ đó là sự thật? Cú sốc thứ 3 thật là nặng!

4. Tới viện chỉ mình Thịnh lên lầu 3. Ngồi dưới sảnh, Dũng nói: “Có lúc tao đã nghe thấy tiếng “túyt” và trên monitor hiện lên một đường phẳng lì”. Ghê quá! Cú sốc thứ 4! Ít phút sau Thịnh xuống báo: Tạm ổn. Anh em ra về.

5. Sáng 27/10, mệt phờ nên ngủ tới tận 7g. Chả còn tâm trí nào đi dạo buổi sáng. Chị Niệm rồi khách khứa tới chia tay. Bận. Đúng 10g phải giục Thịnh vào viện. Thịnh đi gặp bác sĩ, còn tôi vào phòng Tiến. Mặt Tiến vẫn xanh lét, phờ phạc, chân vẫn lạnh lắm. Tiến kể: “Mấy đứa con gái lớp mình vừa vào thăm…”.

- Đêm qua ngủ được không?

- Chập chờn lắm… Tao gặp thằng Dũng mấy lần.

- Dũng nào? Con mày á? – (Qủa thật tôi nào có biết tên con nó là Hiếu và Hiển).

- Không, Võ Dũng.

Nghe tới 2 chữ “Võ Dũng”, tôi như bị điện giật. Võ Dũng là bạn, là lính Trỗi k5, con bác Võ Văn Kiệt, hy sinh năm 1972 ở miền Tây. Vậy là đã có lúc Dũng về “gọi” nó đi! Lạnh xương sống! Chả dám nói điều này với Thịnh và Việt Dũng. Cú sốc thứ 5 có biên độ lớn nhất đã làm suy sụp ý trí!

6. Chia tay Tiến. Cùng Kiệt về khách sạn làm thủ tục check out cho đòan. Không dám kể cho ai những gì Tiến đã nói. Sợ… có quá gở?! Rời Quế Lâm, liên tục gọi cho Dũng và chị Niệm. Biết Tiến dần tốt hơn. Nhưng khi tới khách sạn Nanjiang thì tình tiết “Chốt” đã xảy ra như theo một kịch bản đã dàn dựng…

Từng là giáo viên điện tử viễn thông nên khái niệm về Kỹ thuật Xung luôn nằm lòng. Nhất là xung xóa - lọai xung điện được tạo ra với biên độ lớn, không theo quy luật, nhằm phá các nguồn tín hiệu khác. Chính những cú sốc ấy là những xung xóa dần xóa đi những gì lưu trong bộ nhớ. Và…

Nhưng Nam Tiến của chúng ta - được sự chăm sóc, giúp đỡ của tập thể y, bác sĩ tài năng, của thầy trò, bạn bè các thế hệ 2 nhà truờng Y Trung-Nguyễn Văn Trỗi, của các cơ quan hữu quan ở Quế Lâm, của tình hữu nghị Việt-Trung - đã vượt qua được hiểm nghèo. Bạn đã hồi quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị. Chúc bạn sớm bình phục để tiếp tục sinh họat trong đội hình Trường Trỗi!

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2007

Thư gủi Quế Lâm sáng chủ nhật

Sáng nay, tôi đã có thư mail sang chị Niệm và anh Cao. Vì bên đó không có font tiếng Việt nên tôi dùng chữ không dấu. Tòan văn bức thư như sau:

Chi Niem, anh Cao than men,
Vui mung thong bao voi anh chi va cac ban Que Lam: Nguyen Nam Tien da ve toi Benh vien Trung uong quan doi 108 (Ha Noi) an toan vao toi ngay hom qua. Nam Tien duoc benh vien va gia dinh don nhan tu cua khau Huu Nghi. Suc khoe rat tot.
Thay mat thay co giao va cuu hoc sinh Truong Thieu sinh quan Nguyen Van Troi cung gia dinh xin chan thanh cam on chi Tieu va Dang uy, Ban giam hieu truong Y Trung cung cac thay co giao va cac em hoc sinh, cam on thay co va cuu hoc sinh Y Trung (lua nhung nam 1960), cam on nhung ban be than thiet tai Que Lam, Trung Quoc... da nhiet tinh giup do, tham hoi, cham soc va ung ho ca ve tien bac, vat chat de ban Nam Tien vuot qua benh tat.
Kinh nho chi Tieu chuyen loi cam on chan thanh nhat den So Ngoai vu, Cuc Giao duc, Cuc Y te va Ban giam doc Benh vien Nhan dan Tp Que Lam cung tap the y, bac si da truc tiep chua chay va tao dieu kien tot dep nhat trong dieu tri va cho Nam Tien duoc huong chinh sach uu dai trong chi tra vien phi, thuoc men.
Vay la trong huyet mach va su song cua Nguyen Nam Tien co ca do`ng ma'u va su song cua cac ban Que Lam noi rieng va nhan dan Trung Quoc noi chung. On nay that la lon voi Nguyen Nam Tien va gia dinh cung thay tro Truong Nguyen Van Troi chung toi. Moi tinh than ai giua 2 nha truong chung ta ngay cang gan bo. Chung ta da cung nhau gop nhung vien gach hong vun dap cho tinh huu nghi ma Bac Ho va Bac Mao cung nhan dan 2 nuoc day cong xay dung.
Ban Nguyen Thien Nhan, cuu hoc sinh Truong Thieu sinh quan Nguyen Van Troi, nay la Pho Thu tuong kiem Bo truong Bo Giao duc-Dao tao da biet tin vui nay va qua chung toi gui loi cam on toi cac dong chi va cac ban.
Duoc su cham soc uu ai cua thay ban 2 truong, cua nhan dan 2 nuoc, tin chac Nguyen Nam Tien se chien thang benh tat!
Xin co vai dong thong bao gap cho cac ban va cac dong chi.
Xin chuc suc khoe, hanh phuc va thanh dat!
Kinh thu! Tran Kien Quoc

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007

Tin mới nhất từ Quế lâm

Thư chị Niệm nhận lúc 9g06, sáng 23/11/07:

"- Chiều hôm qua, bà Tiêu Hiệu trưởng cùng Hiệu phó và Bí thư Đảng ủy của Y Trung đến chào tạm biệt Tiến và trao số tiền quyên góp của trường lần thứ 2, tuy không nhiều nhưng là tấm lòng đối với người bạn VN, cựu học sinh Trường Trỗi, lâm nạn.

- Khi Tiến vào viện, chị đã nhiều lần nói chuyện với bà Tiêu tìm cách để làm sao giúp được Tiến về kinh phí. Bà Tiêu tiếp nhận ý kiến rồi làm đơn trình lên Ban Đối ngọai Quế Lâm, từ đó công văn được chuyển đến Cục Giáo dục Quế Lâm, Cục Y tế Quế Lâm, Bệnh viện Nhân dân Quế Lâm. Vậy là hôm qua, bà Tiêu cho biết số tiền 2 vạn tệ phải trả tiếp cho bệnh viện được miễn hòan tòan.

- Sáng nay , Tiến đựoc khám lần cuối cùng, nếu không có gì đặc biệt sẽ cho chuyển viện. 8g sáng mai sẽ lên đường về Hà Nội.

Chị phải đi dạy đây. Chào! _ Mỹ Niệm".

Có gì vui hơn tin này!!!
Chúc mọi sự tốt lành với Nam Tiến, chúc chuyến hành quân hồi hương thắng lợi trọn vẹn!

Trần Kiến Quốc

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2007

MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT NGÀY NHÀ GIÁO

Ghi theo lời kể của cô Phạm Thị Thục và chị Phan Thị Quyên

Chuyện cách nay vừa tròn 2 năm. Nhân ngày Nhà giáo năm ấy, Võ Hạnh Phúc gửi cho tôi số tiền không nhỏ rồi nhắn: “Chả mấy khi có dịp tri ân thầy, cô giáo cũ. Cậu cầm số tiền này lo vé máy bay cho vợ chồng cô Thục và chị Quyên ra chơi Hà Nội”. Cùng dịp đó, chị Quyên được Báo Người Lao động mời ra dự trao học bổng Nguyễn Văn Trỗi cho các em học sinh học nghề. Một trong ý định dịp này là mời cô chú cùng chị Quyên lại thăm bác Giáp. Nhưng sức khỏe bác đã yếu, việc thăm viếng bị quản lí rất chặt. Khi lên kế hoạch, Phúc đã nói: “Yên tâm, việc này khỏi qua văn phòng. Coi như mẹ tớ mời mọi người lại thăm gia đình. Như vậy sẽ đơn giản hơn nhiều”.

Sáng 19/11/2005, trời se lạnh. Khi cô Thục, chú Bút và chị Quyên đến 30 Hoàng Diệu thì thầy Chi Phan cùng cánh C11 (chị Hoàng Lương Hoà k2, Trần Châu Nguyên k4, Hạ Thanh Xuyên k5) cũng vừa có mặt. Thầy cô và chị em C11 được cô Hà và Hạnh Phúc mời vào phòng khách. Bên trong là những giá với nhiều sách quý cùng nhiều tranh, tượng kỉ niệm. Trong không gian ấm cúng, chủ, khách lâu ngày mới gặp nhau, chuyện trò ríu rít. Thật vui vì cô Thục từng là sinh viên Khoa Sử của mẹ Hạnh Phúc, nay cô lại gặp môt lô học sinh cũ ở C11.

Khi bác Văn từ trên gác đi xuống thì tất cả cùng đứng dậy, ra đón. Chị Quyên mang bó hoa tươi thắm đủ sắc màu, nào là màu đỏ của lay-ơn, màu cam của những bông đồng tiền, màu vàng của cúc đại đóa… lại tặng bác. Bác Văn lần lượt bắt tay từng người rồi mời cùng ngồi xuống. Cô Thục cảm động đứng lên, có lời: “Thưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp…”. Vừa nói đến đây bác Văn liền ngắt: “Khỏi gọi “Đại tướng” làm gì! Toàn người nhà cả mà”. Cô lẽn bẽn cười rồi tiếp: "… Thưa thầy Văn, thưa cô giáo Đặng Bích Hà, nhân Ngày Nhà giáo VN năm nay, vợ chồng em cùng chị Phan Thị Quyên, vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ở miền Nam được các em học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi tổ chức cho ra thăm Hà Nội. Ngày mai là 20/11, chúng em đến thăm thầy và cô. Thay mặt thầy trò các thế hệ, em xin kính chúc thầy, cô thật mạnh khỏe!". Cô Hà chen vào:

- Anh Văn có biết không, cô Thục là sinh viên của em đấy.

- Thế à? - Bác Văn mỉm cười rồi lần lượt hỏi thăm từng người -... Thật vui và cảm động vì hôm nay tôi được gặp lại con cháu của đồng chí, đồng đội cũ – các anh Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Hoàng Anh, rồi gặp cả thầy cô giáo dạy con chúng tôi ở Trường Văn hoá quân đội Nguyễn Văn Trỗi. Đã mấy chục năm rồi, con cháu chúng tôi đã trưởng thành. Công ơn ấy có một phần nhờ sự dạy dỗ của các thầy, cô. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn cô Thục và thầy Chi Phan cùng các thầy cô ở Trường Trỗi! Thế... thầy Chi Phan còn làm ở Truyền hình quân đội không?

- Báo cáo Đại tướng, tôi đã nghỉ hưu và về làm ở Báo Cựu Chiến binh ạ. Bao nhiêu năm nay, thầy trò Trường Trỗi chúng tôi vẫn gắn bó bên nhau.

- Thế còn đồng chí Bút thì sao? Tôi nhớ đồng chí làm công tác dinh dưỡng trong quân đội.

- Vâng, thưa Đại tướng! – Chú Bút đáp lời. – Nay tôi nghỉ hưu trong TpHCM nhưng vẫn tham gia bài vở cho các báo về dinh dưỡng.

- Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng với đời sống con người. Thế là tốt! – Đại tướng khen.

Cuộc trò chuyện thật ấm áp tình người, tình đồng đội, tình bác - cháu, tình của thủ trưởng với chiến sĩ. Chị Quyên vui nhất vì lâu lắm mới được ngồi cạnh bác Văn. Chị nắm chặt đôi bàn tay bác trong tay mình như người con lâu lắm mới được về gặp cha. Chị như được sưởi ấm lên trong vòng tay bác. Hạnh phúc này lớn quá. Bác chuyện trò hỏi thăm tình hình gia đình anh Trỗi và ba mẹ chị. Bác vui khi biết chị và anh Dũng có 2 cháu Việt, Nga đều đã trưởng thành.

Cũng không dám ngồi lâu, sợ bác mệt. Cô Thục đứng lên xin phép ra về. Bác Văn giục Hữu Thành chụp cho mọi người mấy pô làm kỷ niệm. Bác ôm lấy chị Quyên và nói to với mọi người:

- Trong cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, nhiều gia đình đã phải mất mát, hy sinh, trong đó có gia đình cháu Quyên. Chúng ta không được phép quên đi những hy sinh, mất mát ấy. Thế hệ ngày nay phải làm sao cho đất nước ngày càng phồn vinh, để đền đáp lại những hy sinh, mất mát này.

Rồi bác bắt tay từng người. Chủ, khách bịn rịn, không ai muốn chia tay…

Sài Gòn 20/11/2005

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2007

Thư Bộ trưởng GD-ĐT nhân 20-11

Xin cảm ơn một triệu thầy cô giáo khắp mọi miền đất nước, xin cảm ơn tám mươi vạn thầy cô đã nghỉ hưu mà lòng còn nặng trĩu với sự nghiệp trồng người. Các thầy cô hãy tiếp tục vượt khó, cống hiến như những người anh hùng trong thời đại mới. Một dân tộc có một triệu anh hùng, dân tộc đó phải tỏa sáng trong thế kỉ 21….

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN (cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi)

gửi thư nhân ngày nhà giáo Việt nam (20/11)

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Hôm qua, nhận được điện thoại của cô Thục, báo ngày 20/11 cô không có mặt ở nhà được, cô phải lo chăm sóc chú đang nằm bệnh viện Chợ Rẫy, chú bị u ác tính! Chả là tôi hẹn cô ngày 20/11 sẽ đến thăm cô. Thế là ý định thăm các thầy, cô bị phá sản. Thầy Trọng thì đi HN cả tháng, cô Thục thì mọi người biết rồi, các thầy khác thì yếu hết cả, BLL thì không thể đi hết được, chỉ có thể các lớp , ai có thời gian thì tổ chức đi riêng? Buồn, chúng ta đang đến tuổi sế chiều, các thầy, cô không thể trẻ mãi. Chỉ mong thầy, cô có sức khoẻ. Nhân ngày nhà giáo VN chúc thầy, cô những lời chúc tốt đẹp nhất. Các thầy, cô đã trang bị cho chúng em một hành trang quá nhiều, để chúng em bước vào đời không bị bỡ ngỡ.

CHÚNG EM CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ !

BLL K8

Chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo VN

Nhân ngày Nhà giáo VN 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo Trường Trỗi mạnh khỏe, hạnh phúc! Xin chúc các bạn Trỗi đang làm nghề giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Cựu học sinh Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

Phạm Tiến Duật – Phơi phới mãi hồn thơ

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đang nằm đó, có thể nói chặng đường cuối cùng ông trở về đất mẹ đang ngắn dần. Thân xác bất động của ông đang gắng gỏi níu giữ sự sống, nhưng hồn thơ Phạm Tiến Duật đã, đang và sẽ cứ phơi phới theo nhịp thời gian….

…Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật được bạn bè biên soạn gấp rút trong hai tuần đã ra mắt chiều 17-11. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn giới thiệu tập thơ bằng tấm lòng trân trọng của bạn thơ. Tướng Đồng Sĩ Nguyên đến dự, kể nhiều kỷ niệm về sức mạnh của thơ Phạm Tiến Duật dọc Trường Sơn năm xưa. Người yêu thơ Phạm Tiến Duật thuộc các lứa tuổi xin lên đọc những bài thơ đi theo cùng năm tháng và sống mãi trong lòng nhân dân… Không khí ấm áp và xúc động bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật không có mặt, nhưng hình ảnh ông ngập tràn trong ký ức mỗi người…. xem tiếp Phạm Tiến Duật - Phơi phới mãi hồn thơ

Saigon Online

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

Tin mới nhất về Nguyễn Nam Tiến

Hoàng Việt Dũng k5 đã từ Quế Lâm trở về Hà Nội đêm qua. Sáng nay, chúng tôi đã giao ban qua điện thọai. Cụ thể:

1. Thông báo về đóng góp tại Quế Lâm:
- Chị Niệm cho vay nóng 3000 tệ với lãi suất 0%(!).
- Cô Ngần: 170USD và 1,5 triệu VND.
- Cao "tư lệnh": 800 tệ.
- Đòan k7: 1400 tệ.
- Đòan k4-5-6: 1600 tệ và 0,7 triệu VND, 200EU, 200USD.

2. Bệnh tình của Nguyễn Nam Tiến: Bác sĩ đã cho Tiến tháo máy và thử đi lại trong phòng nhưng chỉ được 1 ngày thì Tiến lại xỉu. Tóm lại: Tiến bị tắc nghẽn động mạch vành khá nặng, phải xử lí "đại phẫu" - măng-xông 2 đọan. Chi phí: 12 vạn tệ (khỏang 250 triệu VND).

3. Tình cảm và sự giúp đỡ của các bạn Quế Lâm: - Bà Tiêu Hiệu trưởng Y Trung luôn quan tâm và hứa tác động để xin giảm viện phí cho Tiến. Sáng thứ 2 này, Ban giám hiệu Y Trung sẽ phát động thầy cô giáo cùng tòan thể học sinh quyên góp giúp Nam Tiến.
- Gia đình chị Niệm, anh Thắng, cháu Việt Hoa, chị em họ Mã, họ Thịnh... thuờng xuyên có mặt tại bệnh viện. Anh Lư Vĩnh Thắng sẽ phiên dịch cho Tiến miễn phí.
Chúng ta đã có những người bạn cực tốt. Ơn này khó quên. Ban Liên lạc và gia đình đã có thư cảm ơn gửi bà Tiêu và Ban giám hiệu Y Trung cùng các bạn Quế Lâm.

4. Trước tình trạng bệnh tật đồng đội và hòan cảnh gia đình, thay mặt Ban Liên lạc k5 xin phát động các bạn k5 hãy đóng góp cho bạn Nam Tiến! Sự đóng góp (theo khả năng của từng người) sẽ tăng thêm sức mạnh để Nam Tiến chiến thắng bệnh tật. Các bạn khóa khác nếu có lòng hảo tâm thì chúng tôi xin cảm ơn!
- Địa chỉ đóng góp tại Hà Nội: Hoàng Việt Dũng (0912070864),Lê Bình (0982275053).
- Tại TpHCM: Trần Kiến Quốc (0903830939).
- Các bạn ở xa xin gửi về tài khỏan:
Trần Kiến Quốc 2000.14849.724462 Eximbank.
(Nhớ thông báo qua điện thoại hoặc email:
kienquoc@vietvuong.com.vn hoặc hubicompany@yahoo.com).

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2007

Người cắm cờ trên đồi Him Lam - Trần Oanh hay Nguyễn Hữu Oanh?

Xuất phát từ tranh luận trên blog "Trại Nhi đồng của tôi" , xin cung cấp những thông tin mới nhất.
Cô Nguyễn Thị Thanh, cô giáo của 1 số lính Trỗi từng học ở Trại Nhi đồng Miền Bắc (đầu những năm 1960), xây dựng với chú Nguyễn Hữu Oanh - thương binh hỏng mắt, cụt 1 tay và mất mấy ngón của bàn tay còn lại. Chú vốn là lính Tiểu đòan Phủ Thông thuộc F312, đơn vị cắm cờ và bắt sống Tướng Đờ-cát tại mặt trận Điện Biên Phủ 7/5/1954. Tại Đại hội mừng công năm 1954, A trưởng xung kích Nguyễn Hữu Oanh được tuyên dương vì sự dũng cảm xông lên cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954. (Sự kiện này được baó QĐND đăng tải trên số 131 ngày 20/7/1954).
Nhưng do sai sót mà trong cuốn "Lịch sử F312" ghi tên người cắm cờ trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954 là Trần Oanh. (Anh em ta nhiều người biết đến cái tên Trần Oanh là xạ thủ bắn súng thể thao quân sự!). Từ source này mà các tác phẩm của Tướng Lê Trọng Tấn (Sư truởng đầu tiên của F312) và của Đại tướng Văn cũng ghi như vậy.
Tất nhiên đây là nỗi đau của chú Nguyễn Hữu Oanh và gia đình, nỗi đau của lịch sử suốt 53 năm qua. Chú Oanh mất năm 2004, khi đi mang theo nỗi buồn đó.
Nửa thế kỷ đã trôi qua với 1 đất nước mà hơn 20 năm là chiến tranh, sau đó là thời bao cấp đói khổ.... Xin miễn đặt ra câu hỏi "Vì sao?". Chúng ta chỉ nên dựa trên các luận chứng khoa học, cùng chứng cứ và nhân chứng lịch sử để sửa sai.
Khi đặt vấn đề này, Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên thư kí - phiên dịch cho bác Văn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng nói "nên làm và làm được". Khi tôi đến Văn phòng Đại tướng đưa thư của cô Thanh thì cũng nhận đuợc ý kiến là sửa đuợc nhưng phải bắt đầu từ F312 và các nhân chứng sống của F312.
Lần ra HN vừa rồi, biết thủ trưởng của chú Nguyễn Hữu Oanh ngày ấy là Trung tuớng Trần Linh (sau này là Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), nay là Trưởng Ban Liên lạc F312, đang nằm điều trị ở Viện Y học dân tộc Quân đội. Chúng tôi cùng Dũng (con trai chú Oanh) đến thăm chú Linh. Biết nguyện vọng của chúng tôi và gia đình, chú vui vẻ kể lại: Sau trận Him Lam, trong 1 trận đánh khác chú Oanh bị thương mù mắt, mất 1 bàn tay và mấy ngón của tay còn lại. Ngày hòa bình, chú về Trường Thương binh hỏng mắt ở đừơng Nguyễn Thái Học. Anh em trong đơn vị cùng cơ quan TW Hội LHPNVN (đơn vị kết nghĩa) đã tạo điều kiện đón cô Thanh ra HN và về làm việc ở Trại Nhi đồng Miền Bắc.
Về việc sửa sai tên người cắm cờ, chú Linh có nói: Để chuẩn bị cho kỷ niệm 55 năm Điện Biên Phủ (7/5/2009), Ban Liên lạc F312 (đích thân chú) đã kí văn bản với Thiếu tướng Lê Mã Lương - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự - về nội dung Sa bàn trận đánh đồi Him Lam ngày 13/3/1954. Tên chíên sĩ cắm cờ hôm đó được sửa lại là Nguyễn Hữu Oanh. Việc làm này là công bố chính thức mang tính quốc gia. Trước ngày hòan thành sa bàn, Ban Liên lạc F312 sẽ báo cáo Đại tướng.

Lịch sử đã được minh chứng. Cái gì của Ceza phải trả lại cho Ceza, nhưng nỗi đau này kéo dài lâu quá!!! Dù sao mọi việc cũng đã rõ ràng! Dưới suối vàng chú Nguyễn Hữu Oanh chắc đã yên lòng?

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2007

TIN BUỒN

Ban liên lạc khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi và gia đình thương tiếc báo tin:

Bạn HỒ THĂNG LONG

Sinh năm 1956
Nguyên là cựu học sinh B1, B3 Khóa 8
Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi

Đã từ trần hồi 17h45 ngày 19 tháng 10 năm 2007,
tại Hà nội sau một cơn đột quỵ

Lễ viếng bắt đầu từ 6h30 đến 11h ngày 22 tháng 10 năm 2007 tại nhà tang lễ Bệnh viện Bạch mai Hà nội. Lễ truy điệu, đưa tang và an táng cùng ngày tại nghĩa trang Văn điển, Hà nội.

Toàn thể cựu học sinh sinh khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi
xin chia buồn cùng gia đình.

Ban liên lạc K8
Kính báo

Thông báo : Khóa 8 tập trung viếng vào hồi 10 h ngày 22/10/2007
tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch mai

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

VỀ TRƯỜNG Y TRUNG

Giới thiệu về trường Trung học số 1 Quế Lâm

Lư Mỹ Niệm, cựu học sinh Y Trung

Tiền thân của Trường Trung học số 1 Quế Lâm là Trường quốc lậpTrung học Hán Dân” do ông Nhiệm Trung Mẫn thành lập vào năm 1937, tại thị trấn Tây Hà, thành phố Nam Kinh.

Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, giáo viên và học sinh của Trường vẫn kiên trì với lý tưởng “Giáo dục kiến quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Nhiệm Trung Mẫn, dù phải di chuyển đến nhiều nơi, phải đi nghìn vạn dặm vẫn kiên trì dạy học. Trải qua chiến tranh loạn lạc, nước mất nhà tan, sau một thời gian dài di chuyển về phía tây, cuối cùng quyết định đặt trường tại Xuyên Sơn, Quế Lâm. Năm 1950, Trường được đổi tên thành Trường Trung học số 1 Quế Lâm. Tháng 6 năm 2006, trường được chuyển đến số 5 đường Tham Loan, Tp Quế Lâm và đóng cho đến tận bây giờ .

Từ ngày thành lập trường đến nay, thầy và trò Trường Trung học số 1 vẫn một lòng theo đuổi lý tưởng tiến hành nhiều cải cách, không ngừng vươn lên dể dạy và học tốt, hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất. Những danh nhân đã từng công tác tại trường như Quách Mạt Nhược, Liễu Á Tử, Lý Tứ Quang, Lương Tấu Minh, Từ Bùi Hồng, Điền Hán, Âu Dương Dữ Sánh, Lý Tế Thâm, Hùng Phật Tây, Trịnh Hiển Thông, Bốc Thiệu Châu, Lý Nhân, Từ Mi Sinh v.v…

Trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài xuất sắc như: Cao Bá Long Nhà khoa học vật lý lý thuyết, Viện sỹ Viện Công trình Trung Quốc; La Tinh Chiếu, Viện sỹ Viện y học cổ truyền thế giới Mỹ, hội viên Hội y học Trung-Mỹ; Mã Chí Dân Tổng giám đốc Tập đoàn du lịch Hồng Kông Trung Quốc, nhân tài khoa học kỹ thuật Hồ Bắc; Giáo sư Uông Hướng Minh Khoa Sinh vật Đại học Vũ Hán; Cao Tống Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu sinh Triết học sử phương tây; Mạo Vu Thức Nhà kinh tế học nổi tiếng, thành viên nghiên cứu Sở Nghiên cứu về Mỹ của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc; Vân Quán Bình Giáo sư kinh tế học Đại học Ký Nam, giảng viên lớp tiến sỹ kinh tế công nghiệp; Quách Đạo Huy Tổng biên tập Tạp chí “Pháp luật Trung Quốc”,giảng viên lớp tiến sỹ pháp luật Đại học Bắc Kinh; Trương Kế Nhân Trưởng phòng Nghiên cứu rau xanh Sở Khoa học nông nghiệp Hồ Nam, giảng viên lớp nghiên cứu sinh về rau xanh; Ngô Thời Tranh Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Giải phóng quân v.v... Nhà trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài, công trạng rạng danh, nhận được sự đánh giá cao của xã hội .

Từ năm 2006 đến nay, bộ mặt nhà trường đã có những biến đổi không ngừng. Hiện là Trường Trung học lớn nhất Tp Quế Lâm, có 194 công nhân viên chức với 50 lớp và hơn 2200 học sinh, tọa lạc trên diện tích 74,9 mẫu (TQ), diện tích mặt bằng kiến trúc 29.999 m2 . Sân vận động với đường chạy bằng nhựa tổng hợp đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia rộng 3.500 m2. Nhà trường với nhiều vườn hoa xanh tươi có diện tích 2.000 m2 . Có nhà thi đấu thể dục thể thao loại nhất, phòng thí nghiệm lý hóa sinh loại nhất, phòng vi tính internet và một số phòng dạy học qua mạng, phòng luyện đàn, phòng thể hình, phòng đọc sách điện tử v.v…

Với các thiết bị tiên tiến nhất và đội ngũ giáo viên chất lượng cao tạo điều kiện học hành tốt nhất khiến nhà trường có được một động lực sôi sục tưng bừng chưa từng có, chất lượng giáo dục vững bước đi lên. Trước mắt nhà trường đã trở thành “Ngôi trường đào tạo suy tôn học tập , là nơi phát triển tinh thần, lòng ham thích học hỏi và là vườn hoa tôi luyện ra những học sinh có đạo đức tình cảm”. Nhà trường đang “lấy môi trường học tập tốt nhất để kiến to hoc sinh, lấy phương pháp giáo dục khoa học dể đào tạo con người, lấy sự nhiệt huyết tận tình của thầy cô dể dạy dỗ học sinh, lấy quang cảnh đẹp đẽ của nhà trường đđào luyện học sinh”.

(Bài gửi từ Quế Lâm sáng 16/10/2007).

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

TƯ LIỆU

Lương Phong, người 20 năm phiên dịch cho Bác

Vợ chồng ông vừa được Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM mời sang thăm từ thứ sáu tuần trước. Ông đã đi thăm Rạch Giá, Kiên Giang, tới Đồng Tháp thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Địa đạo Củ Chi và Dinh Thống Nhất... Chiều nay ông sẽ bay về Bắc Kinh.
Năm nay ông tròn 75 tuổi. Vốn là Hoa kiều tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Trung Hoa, 15-16 tuổi ông đã tháp tùng đồng chí Lý Ban (khi đó là Vụ trưởng Hoa Kiều Vụ của Chính phủ ta) những ngày ở Việt Bắc rôi làm cơ yếu viên đảm bảo liên lạc của Đảng ta và TW Đảng CS Trung Quốc. Từ năm 1949, ông được gặp và phiên dịch cho Bác. Hòa bình lập lại, ông làm việc tại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến năm 1961. Những khi đòan của Đảng, Chính phủ Trung Quốc sang thăm Việt Nam hoặc Bác Hồ sang thăm Trung Quốc, ông đều được tháp tùng. Ông lưu giữ nhiều tư liệu mà chúng ta coi là "Quốc bảo": thư riêng của Bác nhờ tìm những bài thơ Đường và tác giả, thư nhờ tìm những bài viết trên Nhân dân Nhật báo... Đầy những kỷ niệm khi làm việc với Người!
Đêm 11/10, chúng tôi mời cơm vợ chồng ông ở JODEE.
Sáng 12/10, ông có cuộc gặp với các lão thành cách mạng từng công tác ở Trung Quốc và bạn bè trước khi chia tay. Tổng lãnh sự Trung Quốc Hứa Minh Lượng cùng cán bộ đã đến dự. Ông Lương Phong xúc động kể lại kỉ niệm những lần đi phiên dịch cho Bác. Ông có nói: "Năm 2004, tôi và đồng chí Văn Trang được mời sang dự kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được gặp Võ Đại tướng. Lần này vào TpHCM và thăm đồng bằng sông Cửu Long mới thấy được sự giàu đẹp, mới hiểu được con người và sự vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử có những thăng giáng nhưng chúng ta cố gắng xây dựng cho mối quan hệ ấy mãi mãi xanh tươi!".
Xin giới thiệu tấm ảnh ông đang tặng Hội Hữu nghị Việt-Trung những "Quốc bảo" cùng 1 thư tay Bác gửi cho chú Phong hỏi về mấy chữ Hán.
Chiều thứ bảy 13/10/2007, lúc15g, trên HTV9 sẽ có bộ phim về ông. Xin mời các bạn đón xem!
Đọc bài viết "Gặp người Trung Quốc 20 năm phiên dịch cho Bác Hồ" tại đây

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

58 NĂM QUỐC KHÁNH TRUNG QUỐC

Hai bức công hàm
Trần Kháng Chiến

Tháng 8-1949, trước ngày thành lập Nước CHND Trung Hoa, tại Bắc kinh đã diễn ra cuộc gặp mặt của đồng chí Lý Ban, phái viên cao cấp của Trung ương Đảng ta, với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn về việc thiết lập quan hệ giữa hai Đảng .
Ngày 1-10-1949, tại Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, trước hơn một triệu quần chúng, Chủ tịch Mao Trạch Đông long trọng tuyên bố với thế giới việc thành lập Nước CHND Trung Hoa. Tháng 11-1949, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến tới biên giới Trung-Việt, hòan thành việc giải phóng Hoa Nam.
Ngày 15-1-1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hòang Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung như s
au:
“Chính phủ và nhân dân Nước Việt Nam DCCH căn cứ vào bản tuyên bố ngày 1-10-1949 của Chính phủ nhân dân Trung Quốc, tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Để tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữ a hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam, Chính phủ Việt Nam DCCH quyết định thiết lập quan hệ ngọai giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc .
Ngày 15-1-1950
Thay mặt Chính phủ Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH - Hòang Minh Giám“.

Ngày 18-1-1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai gửi công hàm phúc đáp thông điệp. Tòan văn như sau:
“Kính gửi Ông Hòang Minh Giám - Bộ trưởng Bô Ngọai giao Chính phủ Việt Nam DCCH.
Tôi rất hân hạnh nhận được điện báo yêu câu kiến lập mối quan hệ ngoại giao với Nước CHND Trung Hoa của Quý Bộ trưởng ngày 15-1-1950. Nay tôi xin thông tri để Quý Bộ trưởng rõ: Chính phủ nhân dân Trung ương của Nước CHND Trung Hoa nhận thấy Chính phủ của Nước Việt Nam DCCH là Chính phủ hợp pháp đại biểu cho ý trí của nhân dân Việt Nam.
Chính phủ Trung ương của Nước CHND Trung Hoa nguyện ý kiến lập mối quan hệ ngọai giao với Chính phủ Việt Nam DCCH và trao đổi Đại sứ để củng cố bang giao giữa hai nước, tăng cường sự hợp tác hữu hảo của hai nước. Đặc biệt về việc này xin phúc điện ngài và mong ngài sắc chiểu thì chúng tôi hân hạnh vô cùng.
Ngày 18-1-1950
Chu Ân Lai - Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Chính phủ nhân dânTrung ương Nước CHND Trung Hoa.“

Như vậy Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận, thiết lập quan hệ ngọai giao với Chính phủ Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.
Tiếp theo trong tháng 1 và 2-1950, Liên xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận nước ta. Và Chính phủ ta quyết định lấy ngày 18-1 hàng năm là Ngày kỷ niệm Thắng lợi ngọai giao.

(Ảnh: Tân Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TpHCM Hứa Minh Lượng (đeo kính,đứng giữa) trong một buổi tiếp khách khi mới nhậm chức 25-9-2007).

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

CHA MẸ CHÚNG TA

Chuyện ở cuối "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển"

Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào huyền thọai với những con tầu không số và những lính thủy quả cảm. Như nếu chỉ ca ngợi những con tầu, những người lính trên biển thì chưa đủ mà phải kể đến cả sự hy sinh anh dũng của những đơn vị đón tiếp, bến bãi và sự giúp đỡ của nhân dân.

A101 Đòan 962 (còn gọi là Bến – Bến Tre), một trong những đơn vị tổ chức tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường Nam bộ, được thành lập từ sau Ngày đồng khởi 1960. Năm 1966, ông Nguyễn Văn Phối (Ba Bổn) là Thuờng vụ Khu ủy Khu 8, Phó Chính ủy Quân khu 8, đồng thời là Chính ủy kiêm Đoàn trưởng.

Ngày 15/6/1966, ông đi khảo sát tìm bến bãi mới tại huyện Thạnh Phú, trên con thuyền số 4 của Thuyền trưởng Lê Văn Diện. Thuyền rời bến A101 (Bến Tre) tới bến Trà Vinh (mật danh B2), lượt về có thêm 2 thuyền chở vũ khí của B2 đi cùng. Thuyền số 4 đi sau cùng, nhưng vừa qua khỏi sông Cung Hầu thì gặp tầu hải quân Vùng 4 chiến thuật ngụy. Chúng phát hiện và cắt ngang đội hình ta. Hai thuyền của B2 lọt được vào vàm Khâu Răng (xã Thạnh Phong), còn thuyền số 4 nổ súng đánh địch kết hợp với lực lượng bảo vệ trên bờ. Nhưng lực lượng không cân sức, ông Ba Bổn hạ lệnh thực hiện phương án cuối cùng. Một chớp sáng màu đỏ bùng lên kèm theo tiếng nổ lớn chấn động cả vùng. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia chiến đấu lặng người đi. Như vậy 9 đồng chí, trong đó có Đòan trưởng cùng thuyền số 4 vĩnh viễn nằm lại vùng sông biển mênh mông của tuyến đường vận chuyển. Sáng hôm sau, đơn vị bí mật cử người đi tìm xác các đồng chí hy sinh nhưng chỉ nhặt được ít phần thân thể còn lại trôi giạt vào bờ. Anh em gói vào miếng mũ che mưa, đem chôn ở Cồn Lớn, xã Thạnh Phong.

Sau năm 1975, theo yêu cầu của gia đình đồng chí Ba Bổn, một phần xương cốt trong mộ được bốc lên đưa về quê ở Đồng Tháp, phần còn lại đưa về NTLS huyện Thạnh Phú chôn trong nấm mộ lấy tên tượng trưng của 1 trong 8 LS: Thuyền trưởng Lê Văn Diện.

Và không phải ai cũng biết, đồng chí Ba Bổn chính là thân phụ của Nguyễn Công Trường, lính Trỗi k5. Vậy là ngày chú Ba Bổn hy sinh thì chúng ta đóng quân ở An Mỹ, Đại Từ. Chuyện chú hy sinh phải bao nhiêu năm sau mới biết.

Xin thắp nén tâm nhanh cầu cho ông được siêu thóat và phù hộ cho con cháu, gia đình cùng đồng đội!

(Ảnh tư liệu về ông Ba Bổn mà gia đình còn lưu giữ).

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2007

50 NĂM NGÀY MẤT TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH

Sáng nay, 21/9/2007, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội), Hội Sử học VN và gia đình Tướng Nguyễn Chánh tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông.
Nguyễn Chánh, một nhân vật lịch sử, người lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ 1945, nguyên Bí thư Khu ủy Khu Năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Cán bộ. Ông ra đi quá sớm khi đất nước vừa chiến thắng thực dân Pháp đựơc 3 năm, trước đợt phong quân hàm cho các tướng lĩnh trong quân đội 1958, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vẫn gọi ông với cái tên thân thương - TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH.
Xin chân thành thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2007

ĐỜI THƯỜNG TƯỚNG LĨNH


“VẪN CÒN THIẾU... ”

Một lần, Thiếu tướng Nguyễn Chơn (sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) từ Quân khu 5 ra Hà Nội làm việc với Đại tướng Hoàng Văn Thái. Cuộc họp rất căng thẳng nên Thiếu tướng Nguyễn Chơn đã nghĩ “câu chuyện làm quà” để Đại tướng thư giãn. Ong chợt nhớ quê Đại tướng ở Tiền Hải, Thái Bình, nơi có truyền thống cách mạng “tiếng trống năm 30”. Đặc biệt, Thái Bình có nhiều nhân vật của những sự kiện lịch sử: Người phất lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trên nóc sở chỉ huy của tướng bại trận Đờ Cát, chiều 7-5-1954 tại Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập vào trưa 30-4-1975, cáo chung sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, giành thống nhất non sông. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ cùng phi công Liên Xô Gorbatcô...
Sáng sau, lúc giải lao, Thiếu tướng Nguyễn Chơn vui vẻ nhắc tới nhưng nhân vật đặc biệt ấy. Đại tướng im lặng nghe đến hết, sau đó mới chậm rãi nói:
- Rất cảm ơn đồng chí đã nhắc đến con người và truyền thống quê hương tôi. Nhưng thật ra vẫn còn thiếu…
- Thiếu gì ạ? – Tướng Chơn lo lắng.
- Đồng chí có biết ai là người phất lá cờ đỏ sao vàng trong trận đánh thắng đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944 của quân đội ta, tức là trận đánh đầu tiên sau 4 ngày thành lập Đội VNTTGPQ?
- Báo cáo, không biết ạ.
- Người đó cũng là dân Thái Bình.
- Vậy là ai ạ?
- Người đang ngồi trước mặt đồng chí đây!
Rồi hai vị tướng cười khà khà cùng thư giãn.
Sau này, Tướng Chơn còn biết thêm: trong bức ảnh chụp 34 chiến sĩ tại buổi tuyên thệ thành lập Đội VNTTGPQ, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), người cầm lá cờ đỏ đứng trước hàng quân chính là Đại tướng Hoàng Văn Thái sau này.
Chuyện thú vị không phải ai cũng biết…

CHA MẸ CHÚNG TA

CHUYỆN TƯỚNG HOÀNG SÂM DIỆT PHỈ

Tướng Hoàng Sâm sinh năm 1915 tại Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Năm 12 tuổi, ông được chọn sang Thái Lan học tập rồi trở thành liên lạc cho Cụ Hồ. Năm 1940, ông còn được cử đi học ở một trường quân sự do Tàu Tưởng tổ chức. Ngày 8/2/1941, Hoàng Sâm cùng các đ/c Phùng Chí Kiên, Võ Nguyên Giáp, Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp… bảo vệ Bác từ Trung Quốc về Pắc Bó (Cao Bằng). Cuối năm ấy, đội du kích đầu tiên được thành lập gồm 12 chiến sĩ do đ/c Lê Thiết Hùng là đội trưởng, Lê Quảng Ba làm chính trị viên và Hoàng Sâm là đội phó.
Lợi dụng điều kiện xã hội và địa lí hiểm trở, nhiều toán phủ đã nổi lên cướp bóc, giết chóc, gây khó khăn cho bà con dân tộc vùng biên giới Việt-Trung. Nếu không dẹp được nạn phỉ sẽ khó động viên bà con ủng hộ cách mạng.
Những trùm phỉ như anh em Voòng A Sáng, Voòng A Sính, Châu Slam Tha (Châu “ba mắt”), Lỳ Síu… sống anh hùng hảo hán nhưng rất kính nể những người can đảm, tài ba. Hoàng Sâm còn có tên là Trần Sơn Hùng, nổi tiếng gan dạ, đánh đông dẹp bắc, bắn súng bằng cả 2 tay “bách phát bách trúng”, phi ngựa như kị sĩ, nói tiếng Quảng như thổ dân. Bọn phỉ nghe danh rất nể và muốn đọ tài. Một lần, Lỳ Síu kéo quân đến cửa hang Pắc Bó đòi gặp Trần Tiên sinh. Vừa thấy ông bước ra 2 tay khoanh trước ngực, súng pặc-khoọc đeo lệch vai, dao quắm giắt bên hông, hắn vội cúi đầu chào:
- Chào cán bộ! Xin mời cán bộ uống rượu đến say rồi ta thi bắn súng!
Quả như lời đồn, dù đã ngấm hơi men, Trần “đại ca” không cần ngắm, cứ nâng súng lên vẩy đâu trúng đó. Lý Síu từ đó khuất phục.
Nắm được đặc điểm trùm phỉ gốc Hoa rất trọng đồng hương, đồng họ, đồng môn… nên Hoàng Sâm đã thân chinh cưỡi ngựa vào tận sào huyết của phỉ Voòng A Sáng. Nghe danh từ lâu nay mới hội ngộ, lại thấy ông “đồng họ” (Hoàng theo tiếng Quảng là Voòng, Hoàng Sâm là Voòng Sám) nên trùm phỉ quý trọng mở tiệc chiêu đãi. Trong bữa tiệc, Voòng A Sáng mời ông uống rượu nhắm với “não hầu” (óc khỉ) và đề nghị kết nghĩa huynh đệ.
Nhờ hành động kiên quyết và khôn khéo đã hạn chế được sự phá phách, cướp bóc của bọn phỉ, gây được uy tín trong nhân dân nên số hội viên Cứu quốc theo Việt Minh ngày càng đông.
Kiến Quốc

Hướng dẫn tạm thời cách vào nhanh các blog của Google

Hiện tại ở Hà nội và một số tỉnh miền Trung các anh em học sinh trường Trỗi muốn truy cập vào các blog Bạn Trỗi thường gặp rất nhiều khó khăn vì đường truyền Internet chậm và thậm chí không vào được các blog Bạn Trỗi. Để đơn giản và dễ làm cho mọi người, theo kinh nghiệm đã dùng, chúng tôi tạm thời trình bày cách làm đơn giản tại địa chỉ dưới đây để mọi người tham khảo và thử thực hiện xem. Bạn nào có cách tốt và hay hơn xin đóng góp cho anh em. (Khuyến cáo dùng trình duyệt Firefox ). Có thể bấm vào tiêu đề bên fải blog: cách vào các blog của Google, hoặc xem tại đây

Cài đặt thêm tính năng chuyển proxy thì dễ dàng chuyển trạng thái có/không dùng proxy, dễ dàng kiểm soát trạng thái có dùng proxy hay không. Xem tài liệu ở địa chỉ bên phải blog


Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2007

NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI

Bức thư và những thông tin về LS Y Hòa, LS Bùi Thọ Tuyến đã được post lên trang web của Trung tâm Lưu trữ thông tin về LS và những người có công MARIN: http://www.nhantimdongdoi.org/
Mời các bạn truy cập!
BBL trường

HÀ NỘI - TỔNG KHỞI NGHĨA VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ
“ÔNG CỐ VẤN” TRẦN ĐÌNH LONG VÀ
100 NGÀY VỚI CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
Trần Kiến Quốc

Khi nói về Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Hà Nội, chúng ta thường được nghe đến những cái tên: Nguyễn Khang (Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa) và 4 uỷ viên Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Quyết. Trong thực tế còn có một nhân vật khá đặc biệt, người có những đóng góp không nhỏ cho thời khắc lịch sử này. Đó là “ông cố vấn” Trần Đình Long. Nhân Tháng Tám lịch sử xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến ông!

Tháng 8/2005, qua các lão thành cách mạng mà chúng tôi tìm được chị Trần Thị Phong - con gái nhà cách mạng Trần Đình Long - đang sinh sống tại TPHCM. Chị Phong xúc động kể lại: “Bố tôi sinh năm 1904. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Nam Định, ông sang Cao Miên làm ăn rồi về Nam Kỳ. Từ đây, ông sang Pháp du học. Do hoạt động trong phong trào công nhân mà ông được Đảng CS Pháp giới thiệu sang học tập tại Trường Đại học CS Lao động Phương Đông (Matxcơva), khóa học 1928-31. Với cái tên Pe-vơ-znhe và số thẻ sinh viên 4433, ông cùng học với 9 sinh viên VN. Tốt nghiệp, ông trở lại Pháp rồi về VN. Tầu vừa cập cảng Sài Gòn, ông bị mật thám Pháp bắt vì tội “vượt biên sang Nga trái phép”. Sau 4 tháng giam không có chứng cứ, chúng phải trả tự do. Trần Đình Long tiếp tục hoạt động rồi kết hôn với một cô gái Hà Nội tên là Phương. Hai vợ chồng kinh doanh sách báo tiến bộ tại địa chỉ 26 phố Chợ Đồng Xuân”.
Thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-39), tên ông gắn với các chức danh chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên trong hoạt động báo chí công khai của Đảng. Ông viết nhiều thể loại: chính luận, phóng sự điều tra, hồi kí, truyện ngắn… cho các báo Lao động (Le Travail), Khỏe, Tập hợp, Tiến lên, Thời thế, Đời nay… Tại Toà soạn Báo Tin tức, ông cùng làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Ông viết thiên kí sự “Ba năm ở nước Nga Xô viết” giới thiệu về cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân Liên xô, hay thiên phóng sự “Một cuộc điều tra Muối” và truyện ngắn “Một đêm u ám”…
Tháng 8/1939, khi vào Thanh Hoá phát hành báo chí, ông lại bị bắt vì lí do “đi cổ động nhân dân chống thuế”. Năm 1940, chính quyền Pháp bắt ông lần thứ ba với tội danh “cộng tác với báo chí cộng sản và cổ động dân chúng chống chính phủ bảo hộ”. Ông bị đày lên Sơn La cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Xuân Thuỷ, Xích Điểu…
Thời gian ở tù, ông sáng tác nhiều tác phẩm (kịch nói, cải lương, tuồng chèo) và lập cả “Gánh hát Phiêu lưu” của tù chính trị. Đây cũng là lần thứ 3 ông đứng ra tổ chức hoạt động sân khấu, văn nghệ. Trước đó khi ở Liên xô, năm 1931, ông tổ chức cho sinh viên VN biểu diễn những vở kịch về VN. Thời kì Mặt trận Dân chủ, ông vận động nam nữ học sinh, sinh viên tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ có nội dung yêu nước. Những hoạt động này có tiếng vang lớn trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Có một câu chuyện khá thú vị, khi cưới nhau hai ông bà hẹn thề sẽ sinh hai đứa con lấy tên theo lối chơi chữ lồng ngược với Long-Phương là Phong-Lương. Năm 1938, ông bà có con gái đầu tên Phong. Thời kì ông bị đày lên Sơn La, không sợ nơi rừng thiêng nước độc, bà Phương đã thuê người trèo đèo lội suối, dẫn lên thăm chồng với nguyện vọng có đứa con trai để nối dõi tông đường. Bà mua sẵn muối, đường phên, thuốc lào, diêm, thuốc tây… để biếu bà con dân tộc. Bà con dựng cho bà một cái lán ở bản Hẹo. Sáng sáng, ông Long theo đoàn tù nhân vào rừng chặt củi. Lính coi ngục được đút lót đã cho ông ở lại bản Hẹo cả ngày. Cảm phục tấm lòng của bà, anh em tù chính trị chặt cố thêm một xuất củi cho ông. Chiều đến, ông Long lại nhập vào đoàn tù. Cứ như thế cho đến ngày bà có mang. Thời gian sau, ông nhận được thư từ Hà Nội báo tin bà đã sinh con trai nhưng chưa đặt tên. Đây là một tin vui trong anh em tù chính trị Sơn La. Anh em bàn đặt tên cháu là Cậu ấm Hẹo, ghi nhớ địa danh bản Hẹo nơi hai ông bà đã có cậu con trai. (Nay Cậu ấm Hẹo, Trần Đình Lương, là giáo viên dạy tiếng Việt cho bà con Việt kiều ở Sydney, Australia).
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chi uỷ ngục Sơn La đấu tranh với giám ngục đòi giải phóng. Về đến Hà Nội, ông liên lạc ngay với Xứ uỷ Bắc Kỳ và được giao nhiệm vụ làm “cố vấn” cho Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên (năm 1950), kể lại: “Hầu hết anh em trong Ủy ban Khởi nghĩa đều là học sinh, sinh viên, tuổi đời mới ngoài 20. Riêng “cố vấn” Trần Đình Long và anh Trần Tử Bình thì già giặn và từng trải hơn. Ngay hôm 16/8, Chủ tịch Nguyễn Khang cùng anh Long và tôi vào gặp cụ Phan Kế Toại để thương thuyết nhưng bất thành. Đến ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa chuyển hẳn vào 101 Gambetta (nay là 101 Trần Hưng Đạo). Tại các cuộc họp, anh Long luôn đưa ra những ý kiến sắc bén đối phó các tình huống xảy ra. Chiều 19/8, sau khi đã chiếm được Dinh Khâm sai, Thường vụ Xứ và Uỷ ban Quân sự cách mạng giao nhiệm vụ cho anh Long và tôi đi gặp Toàn quyền Nhật Tsuchihashi. Trước khi đi, anh Long nhấn mạnh: “Khi vào hang cọp, không được nói năng động chạm đến việc phát xít Nhật đã bại trận hay bom nguyên tử đã nổ ở Hyrôshima”. Và khi tới Tổng hành dinh Nhật (nay là trụ sở Cục Liên lạc đối ngoại Bộ Quốc phòng, trên đường Phạm Ngũ Lão), chúng tôi được đưa vào phòng khánh tiết. Thấy trên tường treo lá cờ trắng với hình mặt trời đỏ to tướng, các sĩ quan Nhật đứng xung quanh, gươm súng đầy mình làm hai anh em gợn chút lo âu. Được giới thiệu là đại diện của “nhóm dân chúng Hà Nội nổi loạn”, đánh chiếm Dinh Khâm sai trưa nay, tôi bình tĩnh nói: “Nghe tin Thiên hoàng đã cho phép các ông rút lực lượng khỏi Đông Dương trong ít ngày nữa…”. Vừa nghe đến 2 chữ Thiên hoàng, thái độ của cánh sĩ quan Nhật thay đổi hẳn. Sau đó họ chấp nhận chính quyền mới của Việt Minh và nhắc dân chúng không được bạo động…”.
Sau ngày cách mạng thành công, tình hình rất phức tạp vì có nhiều đảng phái, lực lượng. Ông Long được giao nhiệm vụ “đặc phái viên ngoại giao” của Hồ Chủ tịch. Cuối tháng 11/1945, ông cùng đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng xuống Kiến An giải quyết tranh chấp giữa lực lượng của họ với anh em Vệ quốc đoàn. Trần Đình Long đã giải quyết một cách khôn khéo, dựa vào sách lược của Đảng, tránh được xung đột vũ trang. Xong việc, ông trở về Hà Nội vào chiều 24/11/1945.
Chị Phong nhớ lại: “Gia đình tôi khi đó ở 26 phố Chợ Đồng Xuân, ngày đó tôi mới 7 tuổi. Bố tôi rất yêu thương vợ con, cứ xong việc là lại về nhà. Khi ông trở về nhà và lên gác được một lúc thì thấy có chiếc xe Jeep chạy tới dừng trước cửa. Từ trên xe nhảy xuống 5-6 người, mặc binh phục Tàu-Tưởng. Họ vào nhà, gí súng vào bụng mẹ tôi, đang có mang em Trần Đình Thiện, doạ: “Gọi ông Long xuống đây, nếu không sẽ bắn!”. Vì đứa em trong bụng mà mẹ tôi phải gọi bố xuống. Chúng bắt ông, đem đi. Ngay sau đó báo chí tiến bộ kêu gọi Việt Nam Quốc dân Đảng trả lại tự do cho ông, nhưng vô hiệu. Ông mất tích từ đó”.
Trân trọng nhìn lại những ngày lịch sử ấy mới càng thấy một Trần Đình Long bản lĩnh, sáng suốt, biết dựa vào tình hình thực tế, biết vận dụng lý luận cách mạng vô sản được trang bị ở nước Nga Xô viết, để đưa ra những quyết định đúng đắn trên cương vị của một “cố vấn”! Theo nhà sử học Nga A.Xô-cô-lốp: “Trần Đình Long được xem là ứng cử viên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh”. Không chỉ là nhà cách mạng ưu tú, ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật sân khấu, dùng văn hoá, văn nghệ làm vũ khí tuyên truyền cách mạng. Thật tiếc, ông chỉ sống và làm việc cho chính quyền dân chủ, nhân dân vừa đúng 100 ngày kể từ 19/8/1945!
Thấm thoắt đã hơn 60 năm trôi qua. Tiếc rằng cho đến giờ gia đình vẫn chưa biết ông được yên nghỉ ở nơi đâu?!

Ảnh tư liệu:
- Ảnh ông Trần Đình Long bị mật thám Pháp chụp thời gian bị giam ở nhà tù Sơn La,1940.
- Toà soạn Báo Tin tức thời kì Mặt trận Dân chủ: Đồng chí Trường Chinh (hàng đầu, thứ 2 từ phải) cùng anh em trong Ban biên tập và đồng chí Trần Đình Long (người thắt ca-vạt đứng giữa hàng sau cùng).

KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI HỮU NGHỊ VIỆT-TRUNG TPHCM


Sáng nay, 17/8/2007, tại Nhà Văn hoá hữu nghị đã tổ chức kỷ niệm 15 năm Hội Hữu nghị Việt-Trung TPHCM (1992-2007). Đến dự ngoài các quan chức của TP, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, còn có Tổng lãnh sự TQ Hứa Minh Lượng cùng đông đảo hội viên. Nhìn lại 15 năm xây dựng và phát triển ngoại giao nhân dân, mọi người cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp trong quan hệ hữu hảo giữa 2 nước, 2 dân tộc.

Ý KIẾN HAY VỀ CHUYẾN ĐI QUẾ LÂM

Đề nghị xem xét lại việc tổ chức đi từ phía Bắc:
1- Ai có thể đi được thì qui về một mối, đi theo tour do một Cty du lịch nào đó mà BLL Trường lựa chọn. Không nên để các Khóa tự tổ chức vì sẽ khó đủ người cho 1 tour riêng.
2- Không nên chỉ đi 4 ngày, 3 đêm vì mất 2 ngày đi đường chỉ còn 2 ngày là quá ít thời gian tham quan (trong khi với các đại biểu còn mất gần 1 ngày với Y Trung) và rất mệt vì đường xa - đặc biệt đối với các thầy cô khi tuổi đã cao. Đây là kinh nghiệm của những nhóm đã đi lần trước. Nên đi 5 ngày, 4 đêm.
3- Không nên vì công việc của Y Trung mà có khả năng tạo ra sự ngăn cách từ chỗ hình thành các nhóm đi riêng. Đi dự Y Trung chỉ là cái cớ (lý do chính đáng) để thầy trò Trường Trỗi cùng nhau thăm lại chốn xưa. Cái vui với mỗi người không chỉ đi thăm QL mà được sống lại trong tình thày trò, tình Trỗi ngay tại đất QL.
Dương Minh - Trưởng BLL K4 tại Tp.HCM

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007

NHẬN VẬT VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ


TỔNG KHỞI NGHĨA 19-8:
NHÂN DÂN HÀ NỘI ĐÃ DẠY CHÚNG TÔI
Ghi theo lời kể của ông Lê Trọng Nghĩa

Tháng 8-2005. Lão đ/c Lê Trọng Nghĩa - một trong hai[1] Uỷ viên Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội còn sống - vừa từ Hà Nội dự kỷ niệm “60 năm Cách mạng Tháng Tám” trở về, tâm sự: “Sau ngày Cách mạng thành công, có người hỏi: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội có chọn ngày, chọn giờ hay không mà lại thắng lợi nhanh, gọn đến như vậy? Thật là một câu hỏi thú vị!”.
… Đêm 10-3-1945, ông vượt ngục Hoả Lò cùng đ/c Trần Đăng Ninh theo đường "thăng thiên" (trèo tường rào). Tháng 5-1945, ông được phân công sang Ban Cán sự Đảng CSVN bên cạnh Dân chủ Đảng cùng đ/c Vũ Quý. Ban Cán sự nhanh chóng nắm các nhân sĩ, trí thức, công chức, sinh viên, học sinh trong Dân chủ Đảng. Họ là những người yêu nước, sẵn sàng ủng hộ Việt Minh. Đầu tháng 8-1945, đ/c Nguyễn Văn Đệ - Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ - nhận nhiệm vụ theo dõi Hà Nội, còn đ/c Phạm Văn Phu[2] trực Xứ uỷ, theo dõi 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Không khí những ngày này rất sôi sục. Khi thăm dò anh em công chức yêu nước, có ý kiến: nên khởi nghĩa vào ngày chủ nhật vì ngày đó công sở đóng cửa, như vậy sẽ dễ dàng tấn công đánh chiếm công sở; mặt khác anh em công chức có mặt ở nhà sẽ nhanh chóng bổ sung vào hàng ngũ cách mạng. Bàn đi tính lại thấy chọn khởi nghĩa vào chủ nhật thật hợp lí!
Nhưng sẽ chọn giờ nào khi trong tay không hề có bất kì phương tiện thông tin liên lạc nào? Theo thông lệ, hàng ngày, cứ đúng 10 giờ sáng, hệ thống còi gắn trên nóc Nhà hát Lớn, ga Hàng Cỏ, Nhà Tiền đồng loạt nổi lên. Loa chĩa bốn phương tám hướng, tiếng còi vang xa cả chục cây số, các quận huyện ngoại thành cũng có thể nghe được. Như vậy có thể chọn thời điểm 10 giờ, sau hiệu lệnh của tiếng còi?
Theo báo cáo của Thành uỷ: chiều 17-8 có cuộc mit-tinh của giới công chức ủng hộ “nền độc lập giả hiệu” của chính phủ Trần Trọng Kim, tổ chức ở quảng trường Nhà hát Lớn. Sáng đó, đ/c Đệ chỉ thị dùng lực lượng tự vệ phá mit-tinh, sau đó thì rút. Vậy mà buổi chiều, sau khi có mặt tại mit-tinh trở về An toàn khu ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, đ/c phấn khởi nói với đ/c Phu: “Phải khởi nghĩa ngay. Thời cơ đến rồi!”. Chính cái không khí hừng hực, sục sôi của quần chúng cách mạng biến mit-tinh của giới công chức thành tuần hành, thị uy của quần chúng cách mạng và quân đội Nhật cùng lính bảo an, cảnh sát không dám phản ứng đã dạy cho người lãnh đạo phải hành động gấp! Ngay trong đêm 17-8, Xứ uỷ quyết định chọn ngày chủ nhật 19-8, là ngày Tổng khởi nghĩa.
Ông Nghĩa kể tiếp: “Khi Uỷ ban Quân sự cách mạng triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng ở Dịch Vọng (ngoại thành Hà Nội) để triển khai kế hoạch hành động do anh Khôi, anh Nguyễn Quyết chủ trì. Tôi đến chậm nhưng giữa cái không khí ồn ào sôi nổi, hình ảnh của một nữ cán bộ trẻ, xinh xắn mang dáng dấp của cô gái tỉnh lẻ đã gây ấn tượng rất mạnh. Chị ta át giọng mọi người, lanh lảnh nhắc nhở: “Này, khi nào vào chiếm công đường, bắt bọn cầm đầu thì phải chú ý triệt ngay bọn lính dõng, bảo an ở bên cạnh. Nếu không chỉ vài phát súng chúng nổ vào sau lưng quần chúng là tan hết…”. Đây là kinh nghiệm xương máu ở một huyện ở Bắc Ninh mà chị đã gặp. Đối với Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội, đối với chúng tôi chưa từng lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang thì đây là một lời cảnh báo hết sức quý báu. (Sau này mới biết chị là Phan Thị Sang, em gái đ/c Phan Trọng Tuệ và là vợ anh Nguyễn Duy Thân[3]. Đầu năm 1946, hai anh chị cùng là đại biểu khóa 1 của Quốc hội lập hiến)”.
Và ngày 19-8, đúng 10 giờ, sau hiệu lệnh còi rúc lên, mit-tinh bắt đầu. Ngay sau đó lực lượng quần chúng cách mạng chia làm 2 hướng, tấn công vào cơ quan đầu não của chính quyền cũ - Phủ Khâm sai và nơi tập trung lực lượng quân sự mạnh nhất - Trại Bảo an binh, đồng thời lực lượng các quận, huyện ngoại thành nhất loạt nổi dậy, đánh vào trung tâm hành chính.
Thời kì đó, việc liên lạc phải thông qua Z.T (giao thông) chạy bộ, cùng lắm là đạp xe chứ không có điện thoại vô tuyến, hữu tuyến. Như vậy không thể chỉ một, hai ngày mà chỉ thị của Trung ương đến nơi mà phải mất cả tuần lễ. Dù chưa có lệnh của Trung ương, nhưng nắm chắc chỉ thị “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta” và dựa vào tình hình thực tế của Hà Nội mà Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội. Hà Nội đã biết vận dụng sáng tạo chỉ thị của Trung ương, dùng áp lực của quần chúng cách mạng có hỗ trợ của tự vệ vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị, thương thuyết giành chính quyền về tay. Chính vì vậy mà Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội thành công rực rỡ nhưng không phải nổ một phát súng, không có tổn thất.
Chắc vì việc lựa chọn này hợp với lòng dân mà chỉ trong ngày 19-8, nhân dân Hà Nội đã đứng lên, giành lấy chính quyền về tay!
Tối 19-8, sau khi Lê Trọng Nghĩa và “ông cố vấn” Trần Đình Long[4] đi gặp và thuyết phục Toàn quyền Nhật ở Đông Dương chấp nhận chính quyền nhân dân, trở về, đã 12 giờ đêm mà thấy đèn trong toà nhà 101 Gambetta vẫn sáng trưng. Xứ uỷ đang họp quyết nghị phải nhanh chóng thành lập và ra mắt chính quyền mới vào sớm hôm sau.
“… Chúng tôi nhận thức: ngày 19-8 - ngày khai sinh ra một đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được làm chủ, hoàn toàn tự do, không còn áp bức, không còn nô lệ, thì mỗi người công dân mới cũng cần có những thay đổi!
Chúng tôi đã chọn cho mình cái tên mới: anh Nguyễn Văn Đệ chọn tên Nguyễn Khang, anh Nguyễn Huy Khôi đổi là Trần Quang Huy… Tên tôi là Đoàn Xuân Tín và thường dùng danh “giáo sư Lê Ngọc” khi đi gặp cụ Phan Kế Toại và Thủ tướng Trần Trọng Kim, nay tôi chọn cái tên Lê Trọng Nghĩa. “Lê Trọng” là tên của người thầy giáo đầu tiên của tôi (em ruột bác sĩ Lê Văn Cơ, giám đốc bệnh viện Quảng Yên, sau này theo Việt Minh), thầy có tư tưởng tiến bộ, dân chủ và yêu nước nên có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh chúng tôi. Còn “Nghĩa” với ý là “khởi nghĩa”! “.
Ngay hôm sau, tại vườn hoa Con Cóc, chính quyền nhân dân đầu tiên ra mắt quốc dân, đồng bào. Đ/c Nguyễn Khang là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ, Nguyễn Duy Thân phụ trách các cơ quan hành chính, Lê Trọng Nghĩa phụ trách đối ngoại; còn đ/c Trần Quang Huy là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội, uỷ viên là Phạm Tuấn Khánh... Khi báo giới đăng tải tên tuổi của các vị lãnh đạo chính quyền mới, giới nhân sĩ, trí thức Hà Nội hết sức ngạc nhiên. Họ đang chờ đợi những nhà lãnh đạo có tên tuổi như Dương Đức Hiền, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu… mà nay là những cái tên rất lạ! Vì phải chớp lấy thời cơ và diễn biến quá nhanh nên Trung ương chưa về kịp. Thậm chí, Bác sĩ Trần Duy Hưng còn hỏi: “Vậy lãnh tụ của các anh là ai?”. Chuyện thật thú vị!
Sau này nhìn nhận lại, giá chỉ chậm thời điểm Tổng khởi nghĩa lại nửa ngày thì không hiểu lịch sử sẽ diễn biến ra sao! Sáng hôm sau, 20-8-1945, lực lượng của ta trên Thái Nguyên đã tấn công vào đơn vị đồn trú của Nhật. Vậy mà trước đó chỉ mấy tiếng đồng hồ, Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật, tướng Tsuchihashi, đã xác định thái độ không can thiệp vào hoạt động của người Việt, mặc nhiên thừa nhận nhà chức trách đương quyền tại Bắc bộ phủ (Dinh Khâm sai cũ). Coi như một việc đã rồi.
Trước khi chia tay, ông tâm đắc nói: “Ngày 19-8-1945 mở đầu một kỷ nguyên mới của nước Việt Nam độc lập, của một dân tộc được làm chủ chính mình và được hoàn toàn tự do! Đúng như Lênin đã dạy “Cách mạng là sáng tạo!” và chính nhân dân Hà Nội đã dạy cho chúng tôi, những người lãnh đạo khởi nghĩa, biết phải làm gì! “.

(Ảnh: Lão đ/c Lê Trọng Nghĩa đứng trước cửa Nhà hát Lớn 60 năm sau ngày Tổng khổi nghĩa ở HN, 18-8-2005).

Chú thích:
[1] Người thứ 2 là Đại tướng Nguyễn Quyết.
[2] Trần Tử Bình (1907-67), Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ, Thiếu tướng 1948, Đại sứ VN ở Trung Quốc (1959-67).
[3] Nguyễn Duy Thân (1918-52), uỷ viên Uỷ ban Khởi nghĩa HN, cậu ruột và là người kết nạp đ/c Lê Quang Đạo vào Đảng 1940.
[4] Trần Đình Long (1904-45), hoạt động ở Pháp, được ĐCS Pháp cử đi học Đại học Phương Đông (1928-31). 1936-39: hoạt động báo chí công khai của Đảng, tù Sơn La (1940-45). Cố vấn cho Uỷ ban Khởi nghĩa HN, sau đó là đặc phái viên đối ngoại của Cụ Hồ. Hy sinh cuối tháng 11-1945.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2007

NHỮNG NGÀY THÁNG TÁM LỊCH SỬ

NGUYỄN BÌNH VÀ TRẬN ĐÁNH ĐỒN
BẦN YÊN NHÂN 12-3-1945
Kiến Quốc

Bần Yên Nhân, vùng đất địa linh nhân kiệt

Khi CCB Nguyễn Đình Tám, nguyên Trưởng Ty Đăng kiểm Việt Nam sau năm 1954, còn sống hay kể lại cho con cháu về vùng đất “địa linh nhân kiệt”: “Bà con Bần rất tự hào vì có nhiều nhân vật nổi tiếng: Thủ lĩnh Bãi Sậy Tán Thuật, nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn Bình…
Có nhiều huyền thoại về các vị ấy, trong đó có chuyện đánh chiếm đồn Bần của ông Nguyễn Bình…”.

Từ đảng viên Quốc dân đảng trở thành cộng sản
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh ngày 30-7-1908 tại Bần An Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên. Là con trai thứ ba nên người làng gọi ông là Ba Thảo. Ngay từ nhỏ được ra Hải Phòng ăn học, ông sớm tham gia phong trào yêu nước, đến cuối năm 1926 bị đuổi học vì tham gia để tang cụ Phan Chu Trinh. Cuộc đời làm thợ trên tàu viễn dương bắt đầu… Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Năm 1929, ông bị bắt ở Mac-xây (Pháp) rồi bị Toà đại hình Sài Gòn kết án, đày ra Côn Đảo. Thời gian 1930-1935, ông và Trần Huy Liệu cùng một số bạn tù Quốc dân đảng được các tù cộng sản giác ngộ. Vì vậy mà có tranh chấp quyết liệt trong nội bộ tù Quốc dân đảng và Nguyễn Bình bị đâm hỏng con mắt trái…
Năm 1935 được trả về quản thúc ở quê nhà, ông tỏ ra ngang tàng làm bọn tri huyện phải kính nể, còn thanh niên có chí thì tập tụ bên ông tập võ, hát hò… Ông bắt mối với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu, Trần Huy Liệu, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt)… Những năm sau lại vào tù ra tội đến hai ba lần. Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời. Năm 1942, ông được Trung ương (trực tiếp là Hạ Bá Cang) giao nhiệm vụ mua sắm vũ khí, thuốc nổ chuẩn bị vũ trang.

Trận đánh đồn Bần
Trên đường số 5 nối Hà Nội - Hải Phòng có đồn Bần Yên Nhân. Đồn có 1 trung đội lính khố xanh do 1 sĩ quan Pháp chỉ huy kiểm soát trục đường bộ từ Bần tới Phố Nối. Viên đồn trưởng có cậu con trai đang theo học thầy giáo mà Nguyễn Bình quen biết. Ông đã vận động giác ngộ thầy. Vì ông giáo thường ra vào đồn, tiếp xúc với nhiều binh lính nên đã tạo được một “cơ sở” trong đồn tên là Việt. Anh ta cung cấp nhiều tin tức quan trọng và lôi kéo được một số lính.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Lính tráng trong đồn hoang mang cực độ. Nhận thấy có thể lợi dụng điểm yếu này mà lực lượng ta có vũ trang đóng giả một tốp lính Nhật vào cướp đồn, tước vũ khí. Nguyễn Bình báo cáo gấp kế hoạch đánh đồn với Xứ uỷ và được chấp thuận.

Ngày 10-3, ông tổ chức ngay cuộc họp triển khai tại nhà đồng chí Xuân ở Mỹ Hào. Ngày hôm sau, ông lại tổ chức khai hội tại nhà cụ Hai ở Buộm. Cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Trọng Luật (sau này là Vụ trưởng Vụ Bảo tồn-Bảo tàng), Trần Sâm (cháu gọi ông Nguyễn Đình Tám là chú, sau này là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội), Dũng, Vân, Lê Huỳnh… để triển khai kế hoạch đánh đồn. Cánh đóng giả lính Nhật trực tiếp tấn công vào đồn do Nguyễn Bình phụ trách; 2 đồng chí Luật và Sâm có nhiệm vụ khống chế tên lý trưởng Phách ở Bần không cho nó trở tay; 2 đồng chí Lê Trung Hiệu và Đoàn Thế Hùng (*) khống chế cầu Giai Phạm không cho dân trong làng vì hiếu kì tràn ra đường, dễ gây ra tổn thất. Việc cắt đường dây điện thoại không cho liên lạc với Hà Nội và tỉnh lị Hưng Yên được giao cho các đồng chí Thắng, Chân, Thành Công.
Đêm 12-3-1945, khi các nhóm đã tập trung đầy đủ ở ngã ba Quán Chuột, cách quốc lộ 5 khoảng 200m, Xứ uỷ viên Nguyễn Khang (*) thay mặt Tổng bộ Việt Minh dặn dò, giao nhiệm vụ. Tới “giờ G”, Nguyễn Bình, Nguyễn Ngọc Vân và Trần Phong khoác trên mình quân phục sĩ quan Nhật, lon gắn trên vai, băng đỏ đeo tay, đầu đội mũ thả che gáy, chân xỏ giày da có quấn ghệt dẫn đầu đội hình được trang bị súng ống. Riêng Nguyễn Bình có thêm thanh kiếm Nhật dắt chéo ngang hông, trông rất ngang tàng. Ông Lê Liêm (*), Xứ uỷ viên phụ trách phong trào Hưng Yên, trong vai viên thông ngôn tiếng Nhật, ăn mặc sơ-vin lịch sự, cùng đi theo. “Tốp lính Nhật” gõ chân rầm rập trên đường số 5, tiến thẳng tới cổng đồn. Một tiếng pháo nổ! Cổng đồn mở toang do có nhân mối chuẩn bị sẵn bên trong. Lực lượng ta hô “xung phong!”, rồi ào ạt xông vào làm địch không kịp trở tay. Cả trung đội lính hoảng hốt giơ tay hàng. Ta thu được 24 khẩu súng trường cùng 6 hòm đạn. Sau đó, lực lượng ta rút êm ngay trong đêm.
Sớm hôm sau, tin Việt Minh đánh đồn Bần Yên Nhân được chuyền từ người này sang người khác. Bà con đi chợ Bần không ngớt lời khen Việt Minh có tài “xuất quỷ nhập thần", "vào đồn như đi chợ”, “trong chớp mắt đã nẫng tay trên toàn bộ vũ khí của quân Nhật”. Kẻ địch cố dấu kín tin này nhưng ở Hà Nội, Hưng Yên, đâu đâu ai cũng biết. Thắng lợi này củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào cách mạng. Dân chúng hỉ hả đồn rằng “quân đỏ” đã về đồng bằng. Chỉ mấy tháng sau Tổng khởi nghĩa nổ ra…
Khi đánh giá về trận đánh đồn đặc biệt này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đây là “một trận đánh du lích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc bộ”.


Trong số những chiến sĩ tham gia trận đánh cướp đồn đồng bằng lịch sử này có nhiều phụ huynh Trường Trỗi (*) chúng ta!

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2007

THÔNG BÁO

Cuộc họp trù bị thành lập Hội TSQ VN

Ngày 8/8/2007, đại diện các thế hệ TSQ (từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến hiện nay) với sự có mặt của BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã họp và thống nhất đệ trình lên Hội CCB VN, xin phép thành lập Hội TSQ VN. Anh Vũ Mão, TSQ VN 1950, sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng (TCCT, Cục Nhà trường...).
BLL lâm thời được thành lập với các thành phần:
- Các tỉnh phía bắc: Vũ Mão - Trưởng ban, Bùi Vinh (NVT) - Phó ban, Thái Chi (NVT) - Tổng thư kí, Vũ Hồng Giang (TSQ VN), Bùi Quý Hợp (TSQ QK4). Đồng Kim Mình (TSQ VN-Hải Phòng), Hồ Tiến (TSQ Lục quân), 1(TSQ Liên Khu 5), 1 (TSQ QK1).
- Tại TPHCM, 5 đ/c trong danh sách Ban liên lạc truyền thống các trường TSQ khu vực TPHCM (Thiếu tướng Cao Long Hỷ, Nguyễn Sĩ Ẩn, Phan Tiến Tài, Nguyễn Việt Quân, Trần Kiến Quốc). Anh Nguyễn Sĩ Ẩn là Phó ban phụ trách phía nam.

Nhiều công việc phải tiến hành từ nay tới 10/11/2008 - kỷ niệm 60 năm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí quyết định thống nhất các trường TSQ trong phạm vi cả nước và ra mắt Hội TSQ VN.





Sách mới "Chuyện tướng Độ"

Nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Trung tướng Trần Độ (2002-2007), NXB Quân đội vừa phát hành cuốn sách "Chuyện tướng Độ" do nhà văn Võ Bá Cương chấp bút. Cuốn sách tái hiện lại cuộc đời của một vị tướng lĩnh tài hoa, giỏi cả văn chương, lăn lộn ngoài trận mạc và trong cả chính trường.

Là một thanh niên học sinh có tình yêu quê hương, được giác ngộ đã thoát li hoạt động cách mạng. Bị giam cầm trong nhà tù đế quốc thời kì bí mật, ông từng dũng cảm húp hết cả một bát cứt trước mặt bọn thực dân để thể hiện khí phách của người cộng sản. Trước cách mạng, ông từng được tháp tùng Tổng Bí thư Trường Chinh và học được ở "thượng cấp" nhiều điều bổ ích, phục vụ cho công tác sau này. Ông từng được Võ Đại tướng giao nhiệm vụ xuất bản số báo "Quân Giải phóng" đầu tiên cho những người lính ở Hà Nội năm 1945-46.

Trong vai trò Chính uỷ ông cùng Sư trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy Sư 312 cắm cờ Quyết chiến quyết thắng trên Đồi A1 và bắt sống Tướng Đờ Cát. Năm 1963, cùng Bộ chỉ huy sư 312 quay vào miền Nam, ông từng là Phó Chính uỷ Miền.

Cuốn sách tạm dừng ở năm 1974, khi ông trở ra Bắc và được phong hàm Trung tướng. Hy vọng sắp tới, bạn đọc sẽ được đón nhận những thông tin về cuộc đời ông những năm sau cho đến 2002.

Tôi nhớ lại câu chuyện cảm động khi được trò chuyện cùng ông:... Lần đó chú chia tay văn nghệ sĩ quân đội khi lên đường vào Nam chiến đấu. Chú có tâm sự với anh em thế này: "Tớ đi trước, các cậu đi sau. Văn chương cho người lính nếu xa rời mặt trận thì không còn là văn chương người lính. Còn sống, làm việc để lại danh cho đời á? Nói thật thế này: Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lòng dân, còn tướng lĩnh như bọn tớ thì không. "Quan nhất thời..." ấy mà!
Còn văn nghệ sĩ các cậu - với những tác phẩm để đời - sẽ sống mãi với thời gian...".

Con người của Trần Độ là thế!

(Ảnh tư liệu gia đình: Hai đồng đội ngày ở Chiến khu Việt Bắc).

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2007

TƯỚNG LĨNH ĐỜI THƯỜNG


TIẾT MỤC HAY NHẤT
Kiến Quốc

Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn – Hồng Thuỷ, một trong bốn chiến sĩ quốc tế hoàn thành trọn vẹn cuộc hành quân Vạn lý Trường chinh của Hồng quân Công Nông Trung Quốc (1934-36). Thời kì ở Trung Quốc, là người nước ngoài nhưng ông dám lên lớp về văn hoá cách mạng; thậm chí còn dàn dựng cho bộ đội biểu diễn kinh kịch (môn nghệ thuật tựa như bộ môn tuồng ở ta).
Cuối năm 1945, ông trở về nước. Khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Khu Bốn, ông nổi tiếng là “Tướng yêu văn nghệ”. Cứ mỗi lần Quân khu tổ chức “đại hội tập” (hội thao quân sự), về đêm các đơn vị phải tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục tự biên tự diễn. Nhân dân tấp nập kéo về khu bộ đội đóng quân để xem văn nghệ. Lính ta không chỉ hát hò mà còn thích dàn dựng các vở kịch. Vì là kịch phải có lang, có lớp, phải thay cảnh, đổi phông; vì không chuyên nghiệp nên bộ đội ta dàn dựng mất nhiều thời gian. Ngồi phía dưới chờ quá lâu, Tư lệnh lên vén phông nhưng thấy chưa xong thì quay sang ban tổ chức: “Để tớ nói chuyện bù vào khoảng thời gian trống nhé!”. Thế rồi ông diễn thuyết một hồi về trường kì kháng chiến, về đất nước Liên xô, Trung Quốc… Được một lát, ông cúi xuống vén phông lên, thấy chưa xong: “Chưa xong à? Nói tiếp nhé!”. Rồi chuyển sang nói về văn hoá, văn nghệ. Mà ông cứ “xuất khẩu” là thành văn, thành thơ.
Đêm liên hoan văn nghệ kết thúc, quân dân rồng rắn nối đuôi về làng. Đồng chí Trần Độ, Trưởng phòng Tuyên truyền Chính trị Cục, xuống Khu Bốn công tác, trên đường về cùng chị chủ nhà, hỏi thăm:

- Hôm nay đi xem chị thấy có hay không?
- Hay quá đi chứ bác.
- Thế hay nhất tiết mục nào?
- Tiết mục ông Sơn nói chuyện!
- …

Về việc làm bia ở doanh trại Đoàn Công binh N43 (Hưng Hoá)

9/8/2007: Tin mới nhất vừa nhận từ anh Ngọc Tuấn (sĩ quan liên lạc vụ này) thì Đại tá Phương gọi về thông báo đ/c Tổng TMT đã cho phép xây lại cột cờ và có thể sẽ để bia với nội dung như ban đầu tính. Nghĩa là khi đó trường Trỗi được một dòng khiêm tốn thôi. Và thông tin thì mình đã cung cấp cho họ rồi. Bây giờ chờ, họ cần gì thì mình hỗ trợ thôi.
----------------------------------------------------------------------
Hôm nay đại diện 3 khoá (ghi chú 1) đã từng ở và học tại doanh trại Hưng Hoá đến gặp chỉ huy Đoàn Công binh N43, là đơn vị đang đóng tại doanh trại đó, để bàn về chuyện "bia truyền thống doanh trại".
Theo những thông tin có được từ chuyến lên Hưng Hoá của các anh Ngọc Tuấn, Vũ Thắng và Tất Thắng thì đơn vị có í định lập bia truyền thống doanh trại kể từ thời Lý đến nay. Như thế trên bia chỉ có một khoảng không gian (và thời gian) rất nhỏ dành cho Trường Nguyễn Văn Trỗi.
Chúng tôi được Ban Chỉ huy Đoàn (Đoàn trưởng, Đoàn phó phụ trách Quân sự và Chính uỷ) tiếp. Chính uỷ Đoàn (Đại tá Phan Tiến Phương, sau được biết thuộc nhánh trưởng của dòng họ các ông Phan Anh, Phan Mỹ) cũng nêu lịch sử Thành Hưng Hoá. Thành này nay đã thành bình địa, tuy nhiên trong khuôn viên của doanh trại vẫn còn dấu vết của cột cờ xưa. Theo Đại tá Phương thì thành này có truyền thống quân sự vì đặt tại vị trí xung yếu, đầu não của Châu Hưng bao gồm cả Sơn La, Điện Biên Phủ ngày nay.
Tuy nhiên việc đặt bia, theo Đại tá Phương, chỉ nhằm kỷ niệm trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi chứ không bao gồm các thời gian khác. Bia sẽ được đặt trước phòng truyền thống của Đoàn, hai tập "Sinh ra trong khói lửa" đã trao sẽ được tham khảo để giáo dục truyền thống đơn vị. Như vậy vấn đề này cần phải được nhận thức lại.
Ngay tại đấy, trong khung cảnh đó, với nhận thức rằng việc dựng bia trước hết là của đơn vị và việc xác định thời gian trường Trỗi đóng ở đó là xác nhận việc thật, nên chúng tôi đồng ý với Đại tá Phương sẽ làm bia đá, kích thước (80x120x3)cm, nội dung xác nhận một bộ phận của Trường VHQĐ NVT đã đóng ở đây trong thời gian đó. Đồng thời sẽ giúp Đoàn lập danh sách toàn thể hoặc các cá nhân tiêu biểu của Trường để làm truyền thống. Thời gian dựng bia thích hợp, theo Đại tá Phương, là dịp thành lập Trường 15/10.
Tuy nhiên, do việc làm bia có khác so với nhận thức ban đầu, không chỉ là cung cấp một phần thông tin mà là dựng riêng một bia nên chúng tôi cho rằng nên báo cáo với Ban LL Trường để giải quyết.
Chi tiết hơn sẽ báo cáo với Ban LL Trường.

Ảnh: Đại tá Phương và đại diện các khoá 4, 5, 6 trước nhà truyền thống, nơi dự kiến đặt bia.
(1). k4 có Ngọc Tuấn, Hữu Thành; k5 có Lê Bình, Việt Dũng và một người nữa; k6 có Thắng ("híp", em Thanh Hà k4) và Hùng (cháu bác Quỳnh).

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2007

CHA MẸ CHÚNG TA

CỤ VÕ CHÍ CÔNG THỌ 95 TUỔI

Ngày 7/8/2007, bác Võ Chí Công, phụ huynh của Võ Quốc Tấn k3, Võ Quốc Công k6, thọ 95 tuổi. Qua chương trình thời sự VTV1 thấy bác vẫn tỉnh táo đón nhận lời chúc của lãnh đạo TpHCM và bà con Xứ Quảng.
Thay mặt BLL nhà trường, qua 2 bạn, xin chuyển đến bác lời kính chúc bác thật mạnh khỏe và sống lâu!
BLL trường

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2007

BẠN CHÚNG TA

Chính trị và thiện chí với truyền thông
Nguyễn Giang

Tân nội các Việt Nam được báo chí và giới chuyên gia trong và ngoài nước chú ý một phần nhờ chân dung hai vị tân phó thủ tướng. Báo chí Việt Nam ngay hôm 02.08 đã ca ngợi ông Hoàng Trung Hải là “Phó thủ tướng trẻ nhất”. Năm nay 48 tuổi, ông cũng là một trong hai Phó thủ tướng nói thạo tiếng Anh. Người kia là ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953.

Khả năng giao tiếp
Nhiều nguồn tin cho rằng với nhu cầu hội nhập ngày càng thúc ép và rút kinh nghiệm của chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng phái đoàn, người ta nhận thấy việc lãnh đạo nói thạo tiếng Anh là rất quan trọng.
Trong suốt chuyến đi, các nhà bình luận chú ý Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã giữ thái độ im lặng trước công chúng và báo chí.
Trái lại, ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng tu nghiệp ngắn tại Harvard, Hoa Kỳ không chỉ thuyết trình bằng tiếng Anh trôi chảy tại New York, và còn sẵn lòng trả lời phóng viên BBC Việt Ngữ bên lề cuộc gặp. Như thế, ngoài khả năng ngoại ngữ thì thái độ cởi mở với báo chí kể cả bằng tiếng Việt cũng là điểm đáng quý.
Tôi cũng nhớ lại trong lần về tường thuật đại hội X của Đảng CSVN tại Ba Đình hồi tháng Tư năm ngoái, ông Nguyễn Thiện Nhân đã tỏ ra rất cởi mở trong việc trả lời các nhà báo trong và ngoài nước.
Thậm chí khi các đại biểu khác đã vào lại phòng họp, ông Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Giáo dục vẫn kiên trì trả lời các phóng viên.

(Theo www.bbcvietnamese.com)

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2007

THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM

Hội nghị trù bị tiến tới
thành lập Hội TSQ VN

Công việc chuẩn bị thành lập Hội TSQ VN được tiến hành từ năm 2004, khởi đầu từ các tổ chức: TSQ Nam Bộ, TSQ Quảng Ngãi 1948, TSQ VN 1950 và TSQ Nguyễn Văn Trỗi TpHCM. Càng ngày, các thế hệ TSQ khắp cả nước hội về càng đông. Hội CCB TpHCM đã ủng hộ và ra quyết định số 315/QĐ-CCB (28/9/2006) cho phép thành lập BLL truyền thống TSQ VN khu vực TpHCM, do Thiếu tướng Cao Long Hỷ (TSQ Nam bộ 1948) là Trưởng ban. Chúng ta đã có những hoat động giao lưu với các thế hệ TSQ, đặc biệt là Trường TSQ TpHCM, Củ Chi.


Ngày 22/12/2006, thầy trò ta đã đến dự họp mặt truyền thống TSQ VN lần thứ nhất tại Trường TSQ TpHCM. Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thiếu tướng Bùi Vinh k3 cùng Đại tá Từ Linh k3 đã bay vào dự. Gặp gỡ thế hệ TSQ 9X, thấy được cơ ngơi truờng sở khá hiện đại của các cháu càng nâng cao trong chúng ta trách nhiệm xây dựng truyền thống cho thế hệ trẻ.

Ngày 8/8/2007, anh Vũ Mão - cựu TSQ VN (1950) - sẽ triệu tập tại Hà Nội cuộc họp trù bị các thế hệ TSQ từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến nay, tiến tới thành lập Hội TSQ VN nhân kỷ niệm 60 năm ngày Đại tuớng Võ Nguyên Giáp kí quyết định sô 425/TCH thống nhất các trường TSQ trong cả nước(10/11/1948-10/11/2008).

Dự kiến:
- Sẽ xuất bản các ấn phẩm về TSQ VN, trong đó có những bài viết về TSQ Nguyễn Văn Trỗi,
- Sẽ tổ chức Hội thảo Quốc gia về xây dựng, giáo dục trong nhà trường TSQ (hay các trường nội trú quân sự).
Thiếu tướng Bùi Vinh, Trưởng BLL TSQ Nguyễn Văn Trỗi, sẽ thay mặt đến dự.
Với sự nỗ lưc của TSQ các thế hệ, với giúp đỡ của TCCT, Bộ QP, Bộ GD-ĐT, hy vọng công tác chuẩn bị sẽ hòan tất đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống và ra mắt Hội TSQ VN!


(Các hình ảnh TSQ Nguyễn Văn Trỗi giao lưu và tặng sách SRTKL cho Trường TSQ TpHCM ngày 22/12/2006).