Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

60 năm Cách mạng Tháng Tám, theo chân 1 nhân chứng lịch sử

Tháng 5/2005
Lần vào SG, anh Dương Trung Quốc trao đổi với anh em tôi về ý định tổ chức giao lưu truyền hình trực tuyến “60 năm: Những thông điệp từ quá khứ” vào dịp kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Tám. Cái khó là trong chương trình phải thu xếp đón được cụ Lê Trọng Nghĩa, Ủy viên UBKNHN, 1 nhân chứng lịch sử, ra dự. (Tôi rất hiểu tâm tư và nguyện vọng của những người làm chương trình).
Vì ông già là 1 trong những người tham gia UBKNHN nên tôi tìm đọc các tư liệu rồi đi gặp gia đình các vị lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ngày ấy. Hầu hết các vị trong UBKNHN đã mất (Nguyễn Khang, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Trần Đình Long, Trần Tử Bình), tới hôm nay còn lại 2 cụ: Lê Trọng Nghĩa và Nguyễn Quyết.
Gặp cụ Nghĩa mới thấy tuy đã ngòai 80 nhưng rất bản lĩnh (cho dù chịu nhiều “va đập” của cuộc đời), rất tỉnh táo và có trí nhớ tuyệt vời (nhất là những con người và sự kiện Tổng khởi nghĩa ở HN). Từng có nhiều bài viết về cụ; lần này, tôi lĩnh trọng trách đón cụ. Ngày ấy, cụ sống trong TpHCM cùng vợ chồng Trọng Thắng. Anh em tôi đến mời cụ. Nhiều năm là cộng tác viên cho tạp chí “Xưa và Nay”, nhưng cụ vẫn có ý ngài ngại. Trong cuộc đời của cụ từng “có vết”, kiểu “trong 100 cái đúng của “tổ chức” thì có 1 cái sai, còn trong 100 cái sai của tôi thì có 1 cái đúng. Nhưng đau là cái sai của “tổ chức” lại trùng với cái đúng của tôi”. Cụ bà cũng can ngăn, e sợ… có chuyện không lành(!).

Hội thảo về Cách mạng Tháng Tám
Sát ngày đi, Trần Uy điện thọai rồi email vào, chỉ sợ không có cụ thì giao lưu trực tuyến sẽ thất bại. Cụ vẫn chưa quyết. Phải thuyết phục, cuối cùng cụ nhất trí với điều kiện: tôi phải tháp tùng suốt chuyến đi. Sáng 11/8 bay ra HN. Tình hình sức khỏe cụ tạm ổn. Tới Nội Bài, Trần Uy lên đón và giao kịch bản truyền hình cho cụ. Ông già Uy từng là Tổng biên tập báo QĐND nên rất biết cụ Nghĩa.
Mấy ngày trước, chương trình Thời sự VTV1 luôn giới thiệu về buổi giao lưu. Trần Uy còn nhờ lấy 1 số ảnh chân dung các cụ trong UBKNHN. Sáng 13/8, Hội Sử học tổ chức hội thảo “Cách mạng Tháng Tám và nhân vật lịch sử: Nguyễn Khang trong Tổng khởi nghĩa ở HN” tại Bảo tàng Cách mạng. Tôi đón cụ đến dự. Tại đây, cụ Nghĩa gặp nhiều đồng chí cũ như cụ Mười Hương, Nguyễn Quyết, Chu Huy Mân… Trong hội thảo, cụ có bài phát biểu về vai trò cá nhân đồng chí Nguyễn Khang trong UBQSCM.
Ngay sau hội thảo, tôi đưa cụ về 101 Trần Hưng Đạo, trụ sở của UBQSCM từ ngày 18/8/1945, để VTV1 ghi hình và phỏng vấn.

Giao lưu trực tuyến tối 17/8
Chiều, đưa 2 cô em vào Vạn Phúc, Hà Đông thắp hương cho Già Khương rồi mới tới nhà chú Sự, em ruột cụ Nghĩa, ở Nam Đồng. Xe Land Cruiser của VTV1 đón cụ, còn tôi phóng Matiz theo sau. Bàn tròn giao lưu trực tuyến chỉ có 4 người: Dẫn chương trình Trần Uy cùng 3 vị khách: Dương Trung Quốc (Hội Sử học), Nguyễn Sĩ Dũng (Văn phòng Quốc hội) và nhân chứng lịch sử Lê Trọng Nghĩa. Tôi ngồi ngòai cùng cụ Trần Quang (CCB Hoàng Diệu) và Thanh Lâm. Lần đầu tiên gặp Lâm có nhận xét: chú em thông minh và rất “prồ”.
8g, bắt đầu. Trên bảng trang trí là phông chữ “Giao lưu trực tuyến. 60 năm: Những thông điệp từ quá khứ” và ảnh của những vị lãnh đạo trong UBKNHN… Chi tiết thì mọi người đã xem. Xin chỉ nhắc lại tâm trạng người trong cuộc…
Biết những trăn trở của cụ, biết những lo lắng của gia đình và… sợ nhất lỡ có những bức xúc dồn nén suốt mấy chục năm qua, rồi biết đâu do bột phát không làm chủ được mà sự thật về số phận của cụ được nói ra trên diễn đàn… Tôi căng thẳng lắng nghe từng câu từng chữ mỗi khi có câu hỏi dành cho cụ. Có những lúc tim như thắt lại. Trần Uy bản lĩnh điều khiển chương trình trước những con người đầy kinh nghiệm trong giao lưu trực tuyến là anh Dương Trung Quốc và Nguyễn Sĩ Dũng. Thanh Lâm ngồi bên tôi thỉnh thỏang lại dùng micrôphone gài cổ “nhắc vở”. Còn cụ Nghĩa của chúng ta rất bản lĩnh, nói chính xác các sự kiện và nêu những chính kiến của mình. Phải nói không có điều gì “hở lưng”.
(Riêng anh Dương Trung Quốc có nhắc tới sự liêm khiết, trong sạch, gương mẫu của thế hệ đi trước, và điều này đã chạm lòng tự ái của ai đó. Ngay sau buổi phát hình đã “có ý kiến”?!).
Đúng là giao lưu trực tuyến không chỉ bó hẹp trong phạm vi cả nước, ngay lập tức trên trang Web của VTV1 có hàng nghìn câu hỏi (cả từ nước ngòai) lập tức gửi về: Các nhân vật được đưa ảnh lên phông là ai mà chúng tôi không biết? Ông Nghĩa là ai, có vai trò gì trong Tổng khởi nghĩa ở HN mà bây giờ lại lên làm nhân chứng?... Đại lọai nhiều câu hỏi “hóc”.
Kết thúc, Thanh Lâm mời tất cả ra khách sạn Giảng Võ ăn tối. Việt Trung em tôi cùng Hữu Việt cũng có mặt. Mọi người sôi nổi trao đổi quanh chủ đề giao lưu trực tuyến. Riêng Trần Uy ngay sau đó có “cú điện thọai chấn chỉnh”(?).

Mít-tinh kỷ niệm 19/8
Sáng 18/8, Ban Liên lạc Việt Minh Hòang Diệu mời cụ Nghĩa dự kỷ niệm trọng thể tại Nhà hát Lớn. Đến muộn khi tất cả đã ổn định, thấy cụ vào, ban tổ chức mời lên hàng ghế đầu... Kết thúc, các cụ trong Việt Minh Hoàng Diệu hồ hởi gặp nhau tại sảnh lớn. Cụ Nghĩa gặp lại bà Lê Thi (vợ cụ Hồng Hà, người cùng bà Hoàng Văn Thái kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn Độc lập), vợ cụ Hoàng Minh Chính, vợ cụ Bùi Lâm, chị Hương (con cụ Nguyễn Khang)… Họ như sống lại ngày này 60 năm trước.
Vui hơn, khi các CCB gặp nhau, Thiếu tướng Nam Hà vẫy cụ Nguyễn Oanh: “Oanh, Oanh! Lại đây chụp ảnh cùng Lê Trọng Nghĩa!”. Tôi nhanh tay chớp được pô ảnh giá trị.

Xong xuôi công việc, thanh thản vô cùng! Cái lớn hơn - thấy được ở cụ Lê Trọng Nghĩa 1 trí thức cách mạng tài năng, bản lĩnh. Người ta sẽ lớn khi biết sống vì người khác!

Không có nhận xét nào: