Tối qua, thầy Trần Sinh gọi ra từ Cần Thơ: "Báo tin vui với em, thầy cô sắp tổ chức cưới cho cô con gái yêu anh sĩ quan CS113 mà lí lịch bị giam lâu lâu...". Tôi vui mừng trả lời: "Dương Minh và Chí Quang đã báo tin này lên mạng Trỗi. Vậy là cho dù tình yêu của 2 em đầy gian nan vất vả nhưng nay đã chiến thắng. Xin chúc mừng thầy!".
Chuyện thế này... Cách đây dễ đến 4 năm, một lần Chí Quang về Cần Thơ lên lại chơi: "Ông ạ, có việc của thầy...". Con gái sau của thầy là giáo viên ở Vĩnh Long, em yêu 1 chàng sĩ quan CS113. Khi "yêu nhau thì nàm ní nịch" và chàng trai được "tổ chức" lạnh lùng trả lời: Đồng chí không thể cưới được vì "nhà gái có vấn đề". Nếu quyết tâm cưới thì đồng chí phải rời khỏi ngành. Họ cương quyết quá! Quang hỏi tôi xem anh em ta có ai làm bên An ninh, biết đâu có thể giúp...?!!! Lục "bộ nhớ" ra ngay Trần Quốc Việt - Trỗi cùng khóa, hiện làm cán bộ cấp Cục. Tôi trao đổi liền qua điện thọai. Việt nghe cũng giật mình: dù là ngành Công an nhưng bây giờ làm gì có chuyện đó!?
Thầy ta thì lạ gì - đeo lon thượng tá, công tác tại Phòng TDTT quốc phòng Quân khu IX tới khi về hưu. Là dân tập kết, thầy từng học Học viện quân sự Hoa Nam (Quảng Đông, TQ) rồi về dạy Võ tay không, Đâm lê Quyết thắng... cho trường ta ngày còn ở Hưng Hóa. Thầy công tác mãi ở Cục Quân huấn. Cô thì làm nghề y. Lí lịch quá đẹp! Vậy thì lí do gì nữa?
Rồi qua tâm sự của thầy mới hay: "Ba thầy từng làm Đốc học của tỉnh Vĩnh Long trước 1945. Sau ngày cách mạng, cụ làm giáo học 1 thời gian rồi mất ở quê. Vậy ra, họ quan niệm cụ "từng làm việc cho Tây"(!). Chủ nghĩa lí lịch làm người ta khổ vậy đấy. Không biết Quốc Việt hỏi hộ thế nào rồi?". Chúng tôi đã không quá vài lần nghĩ mưu bàn với Việt. Bạn cũng nhiệt tình tìm nhiều cách tác động với tổ chức. Theo hướng dẫn, Chí Quang cũng đi gặp cán bộ của Việt phụ trách phía Nam. Rồi chờ mãi, Việt cũng phải nói: "Đây cũng là 1 nguyên tắc khắt khe với ngành. Thôi bảo thầy chịu khó chờ!".
Thời gian trôi qua, một rồi hai, rồi ba năm... Sự chịu đựng của con người thì có hạn! Lần nào gặp thầy cũng không dám hỏi, sợ gợi lại nỗi đau. Nhiều lúc thương thầy cô thì anh em bàn: hay khuyên thầy bảo em bỏ quách đi cho xong?
Và phải đến tận ngày hôm nay mọi việc mới rõ ràng. Các em đã cận kề hạnh phúc. Thế mới biết con đường đến với bất cứ hạnh phúc nào cũng đầy chông gai và hạnh phúc chỉ đến với những ai dũng cảm, kiên trì và dám đương đầu trước khó khăn.
Xin chúc mừng 2 em và thầy cô!
Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi
Nhạc và lời: Hồng Tuyến
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Hôm qua đến thăm thầy Ngô Hồng Chiêu ở gần chợ Bưởi. Thầy tâm sự nhiều, nhất là tìm công ăn việc làm cho thằng cu lớn. Em năm nay ngót 50, từng học Sĩ quan Tài chính, từng đi XK lao động ở Tiệp. Nay thì thất nghiệp.
Bạn nào có việc gì thì có thể trao đổi với thầy: 0914567353.
Đọc bài viết về hoàn cảnh của thầy thật xót xa. Chỉ là cái chức vô thưởng vô phạt cách đây 63 năm của người ông đã mất từ lâu thế mà chuyện hạnh phúc phải lận đận thế. Ở chi bộ tôi đảng viên là hạ sỹ quan, lính kỹ thuật, thậm chí bố bị nghi là cia mất tích ... thế mà vẫn kết nạp đảng như thường thậm chí còn trong cấp ủy ... tạp nham chả còn ra cái gì nữa, bát nháo như nồi canh hẹ nghĩ xót xa cho các vị tiền bối còng lưng trong ngục tù Côn Đảo, Sơn La, Hỏa lò ... Nghe nói có thằng cha "phó" cho NĐM còn là dân chiêu hồi làm đến BCT còn bị kỷ luật mà vẫn tiến lên. Còn thằng mặt thịt ở t/p tôi chạy chức không dưới chục tỷ ... Cám cảnh đời lắm các đ/c ơi.
Nghĩ cho cùng, cái thằng chó nào nghĩ ra cái chiêu lý lịch này khốn nạn thât! Một người chiến sĩ đã cầm súng trong đội ngũ tiểu đoàn 307 lừng danh thời chống Pháp.Cống hiến cả đời mình trong quân ngũ.Mang hàm thượng tá QĐNDVN vậy mà còn nằm trong diện nghi ngờ. Vậy thi còn biết tin ai? Ngày xưa khoác ba lô đi chiến trường. Nếu nghĩ ở nhà có thằng đánh giá con em mình kiểu này thì ai dám đi chiến đấu, dám hy sinh cho chúng nó ở nhà hoạnh họe như vậy . Quá thể thật.
HQK
Nhưng cuối cùng, công bằng đã được xác lập, ít nhất là trong trường hợp này.
HCQuang
Đăng nhận xét