Năm 1999, ông già tôi lên đường về cõi âm. Chưa hết đau buồn. Năm 2001, thằng con trai duy nhất của tôi, niềm hy vọng của cả gia tộc nhà tôi, lại qua mặt tôi, leo lên nóc tủ. Cảm thông với bạn, một lần nữa Thanh Minh cùng vợ hắn tỉ mỉ hướng dẫn tôi tìm đến điện cô Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hóa, hỏi xem sự thể ra sao?
Tôi sinh ra ở Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Có lẽ như vậy đến giờ vẫn có mộng bế bồng? Quê tôi - cho đến lúc ấy - tôi vẫn đinh ninh mình là dân Hòa Đa, một vùng biển đầy nắng cát của tỉnh Bình Thuận. Cũng như anh em nhà Trỗi chúng ta, chẳng thằng nào tin bói toán và các trò mê tín dị đoan. Bàng hoàng vì gia cảnh lúc đó nên tôi quyết định ra Hàm Rồng. Tới nơi, tôi thấy có một điện thờ, có lư hương to nằm giữa sân, cách phòng làm việc của cô Phương 15m. Người khấn khứa đông đặc. Khấn xong ngồi chờ, lúc đó có quãng trăm người. Tôi cũng chưa hề biết mặt cô Phương ra sao (khi ấy cô đang làm việc trong căn phòng mà tôi đã kể). Trong lúc chờ đợi, tôi dặn mọi người trong nhà không chuyên trò để không ai hay biết chuyện trong nhà. Được một hồi lâu, bỗng có tiếng xướng: "Linh hồn của người tên Ba!". Cả nhà tôi bước vào phòng và nhận thấy một cô gái trẻ quãng 27 tuổi ngồi ở một góc chiếu. Vừa lúc đó cô Phương nói: "Thằng Kỳ ra điện thắp nhang kêu thằng Lân vô đây! Nó mới chết linh hồn chưa vững, đang đứng khóc ngoài kia". Đó đúng là cách nói thường ngày của ba tôi. Người miền Nam gọi hương là nhang, (mà anh em biết tôi nói tiếng Bắc rặc, làm sao cô Phương biết cha tôi là người Nam mà nói đúng như cái cách ba tôi nói chuyện với tôi lúc sinh thời?).
Khi tôi mang hàm đại úy, rồi giám đốc công ty, một số cộng sự thường gọi tôi là anh Kỳ, ông Kỳ. Ba tôi nói với các em tôi: Ai gọi thằng Kỳ là gì cũng được nhưng tao vẫn gọi nó là thằng Kỳ. Trong mắt ông, tôi bao giờ cũng là thằng con cưng của ông, dù làm thợ làm thầy cũng mặc. Nghĩ mình là gã đàn ông cuối cùng trong gia tộc, nhưng nhớ lời dặn của ba tôi, tôi hỏi: "Ba ơi! Con chỉ biết tới ông cố nội, trên nữa con có biết cụ nào nữa đâu mà lập gia phả?". Tôi bỗng ngẩn người khi nghe ba tôi nói (qua giọng cô Phương): "Con ạ, con phải về Nghệ An! Gốc gác nhà mình ở đó. Con về Nghệ An gặp một người là anh em nhành trên nhành dưới của nhà mình tên là Hồ Sĩ Phúc, đang còn sống. Gặp được ông Phúc, con sẽ tìm được gia phả". Sau đó tôi tìm gặp đươc ông Hồ Sĩ Phúc, được ông đưa đến nhà thờ tổ ở làng Quỳnh Đôi, Nghệ An. Trước điện thờ tổ họ Hồ có đôi câu đối của ông nội Bác Hồ, là cụ Hồ Sĩ Tạo, khi đậu Giải nguyên:
Trâm anh nhất phổ Quỳnh Đôi trụ
Hương hỏa thiên thu cổ nguyệt đường
Theo chiết tự chữ Hán: chữ Cổ đi với chữ Nguyệt là chữ Hồ; còn chữ Chí có chữ Sĩ đi với chữ Tâm mà thành. Bởi vậy tên của Bác là Hồ Chí Minh còn có thể hiểu đây là người Hồ Sĩ tâm sáng tựa mặt trăng mặt trời, đươc ghi trong gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi.
Ba tôi còn nói: "Con nghĩ rằng lúc này con đã cùng kiệt? Cùng kiệt thật. Nhưng con còn có chỗ bấu víu. Hãy mau qua Tiệp. Qua đó sẽ có người giúp đỡ. Con sẽ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt làm lại từ đầu, phải làm những cái viêc nhọc nhằn mà từ xưa đến nay con chưa từng đụng tay. Nhớ đừng bao giờ chơi trò cá cược thể thao đang có ở bên đó, đội này thắng đội kia thua, chẳng khác gì người đánh cờ đáng bạc, lạc vào đó rồi còn khổ hơn nữa đấy con ạ!". Cô Phương và những người quanh đó lúc ấy chắc chắn không biết hoàn cảnh của tôi. Còn việc làm của tôi sau đó ở Tiệp thì anh em đã biết qua bài viết của Phú Hòa và bài "Nấu cháo" của tôi.
Hồ Qúy Kỳ k4
Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi
Nhạc và lời: Hồng Tuyến
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Hello. This post is likeable, and your blog is very interesting, congratulations :-). I will add in my blogroll =). If possible gives a last there on my blog, it is about the Projetores, I hope you enjoy. The address is http://projetor-brasil.blogspot.com. A hug.
Em không nghĩ anh cực vậy sao? Chân thành muốn chia xẻ cùng anh, em tin bây giờ và mai mốt anh chị luôn vui khỏe và thành công. Không lý thuyết đâu.
Đăng nhận xét