Xuất phát từ tranh luận trên blog "Trại Nhi đồng của tôi" , xin cung cấp những thông tin mới nhất.
Cô Nguyễn Thị Thanh, cô giáo của 1 số lính Trỗi từng học ở Trại Nhi đồng Miền Bắc (đầu những năm 1960), xây dựng với chú Nguyễn Hữu Oanh - thương binh hỏng mắt, cụt 1 tay và mất mấy ngón của bàn tay còn lại. Chú vốn là lính Tiểu đòan Phủ Thông thuộc F312, đơn vị cắm cờ và bắt sống Tướng Đờ-cát tại mặt trận Điện Biên Phủ 7/5/1954. Tại Đại hội mừng công năm 1954, A trưởng xung kích Nguyễn Hữu Oanh được tuyên dương vì sự dũng cảm xông lên cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954. (Sự kiện này được baó QĐND đăng tải trên số 131 ngày 20/7/1954).
Nhưng do sai sót mà trong cuốn "Lịch sử F312" ghi tên người cắm cờ trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954 là Trần Oanh. (Anh em ta nhiều người biết đến cái tên Trần Oanh là xạ thủ bắn súng thể thao quân sự!). Từ source này mà các tác phẩm của Tướng Lê Trọng Tấn (Sư truởng đầu tiên của F312) và của Đại tướng Văn cũng ghi như vậy.
Tất nhiên đây là nỗi đau của chú Nguyễn Hữu Oanh và gia đình, nỗi đau của lịch sử suốt 53 năm qua. Chú Oanh mất năm 2004, khi đi mang theo nỗi buồn đó.
Nửa thế kỷ đã trôi qua với 1 đất nước mà hơn 20 năm là chiến tranh, sau đó là thời bao cấp đói khổ.... Xin miễn đặt ra câu hỏi "Vì sao?". Chúng ta chỉ nên dựa trên các luận chứng khoa học, cùng chứng cứ và nhân chứng lịch sử để sửa sai.
Khi đặt vấn đề này, Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên thư kí - phiên dịch cho bác Văn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng nói "nên làm và làm được". Khi tôi đến Văn phòng Đại tướng đưa thư của cô Thanh thì cũng nhận đuợc ý kiến là sửa đuợc nhưng phải bắt đầu từ F312 và các nhân chứng sống của F312.
Lần ra HN vừa rồi, biết thủ trưởng của chú Nguyễn Hữu Oanh ngày ấy là Trung tuớng Trần Linh (sau này là Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), nay là Trưởng Ban Liên lạc F312, đang nằm điều trị ở Viện Y học dân tộc Quân đội. Chúng tôi cùng Dũng (con trai chú Oanh) đến thăm chú Linh. Biết nguyện vọng của chúng tôi và gia đình, chú vui vẻ kể lại: Sau trận Him Lam, trong 1 trận đánh khác chú Oanh bị thương mù mắt, mất 1 bàn tay và mấy ngón của tay còn lại. Ngày hòa bình, chú về Trường Thương binh hỏng mắt ở đừơng Nguyễn Thái Học. Anh em trong đơn vị cùng cơ quan TW Hội LHPNVN (đơn vị kết nghĩa) đã tạo điều kiện đón cô Thanh ra HN và về làm việc ở Trại Nhi đồng Miền Bắc.
Về việc sửa sai tên người cắm cờ, chú Linh có nói: Để chuẩn bị cho kỷ niệm 55 năm Điện Biên Phủ (7/5/2009), Ban Liên lạc F312 (đích thân chú) đã kí văn bản với Thiếu tướng Lê Mã Lương - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự - về nội dung Sa bàn trận đánh đồi Him Lam ngày 13/3/1954. Tên chíên sĩ cắm cờ hôm đó được sửa lại là Nguyễn Hữu Oanh. Việc làm này là công bố chính thức mang tính quốc gia. Trước ngày hòan thành sa bàn, Ban Liên lạc F312 sẽ báo cáo Đại tướng.
Lịch sử đã được minh chứng. Cái gì của Ceza phải trả lại cho Ceza, nhưng nỗi đau này kéo dài lâu quá!!! Dù sao mọi việc cũng đã rõ ràng! Dưới suối vàng chú Nguyễn Hữu Oanh chắc đã yên lòng?
Cô Nguyễn Thị Thanh, cô giáo của 1 số lính Trỗi từng học ở Trại Nhi đồng Miền Bắc (đầu những năm 1960), xây dựng với chú Nguyễn Hữu Oanh - thương binh hỏng mắt, cụt 1 tay và mất mấy ngón của bàn tay còn lại. Chú vốn là lính Tiểu đòan Phủ Thông thuộc F312, đơn vị cắm cờ và bắt sống Tướng Đờ-cát tại mặt trận Điện Biên Phủ 7/5/1954. Tại Đại hội mừng công năm 1954, A trưởng xung kích Nguyễn Hữu Oanh được tuyên dương vì sự dũng cảm xông lên cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954. (Sự kiện này được baó QĐND đăng tải trên số 131 ngày 20/7/1954).
Nhưng do sai sót mà trong cuốn "Lịch sử F312" ghi tên người cắm cờ trên ngọn đồi Him Lam ngày 13/3/1954 là Trần Oanh. (Anh em ta nhiều người biết đến cái tên Trần Oanh là xạ thủ bắn súng thể thao quân sự!). Từ source này mà các tác phẩm của Tướng Lê Trọng Tấn (Sư truởng đầu tiên của F312) và của Đại tướng Văn cũng ghi như vậy.
Tất nhiên đây là nỗi đau của chú Nguyễn Hữu Oanh và gia đình, nỗi đau của lịch sử suốt 53 năm qua. Chú Oanh mất năm 2004, khi đi mang theo nỗi buồn đó.
Nửa thế kỷ đã trôi qua với 1 đất nước mà hơn 20 năm là chiến tranh, sau đó là thời bao cấp đói khổ.... Xin miễn đặt ra câu hỏi "Vì sao?". Chúng ta chỉ nên dựa trên các luận chứng khoa học, cùng chứng cứ và nhân chứng lịch sử để sửa sai.
Khi đặt vấn đề này, Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên thư kí - phiên dịch cho bác Văn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng nói "nên làm và làm được". Khi tôi đến Văn phòng Đại tướng đưa thư của cô Thanh thì cũng nhận đuợc ý kiến là sửa đuợc nhưng phải bắt đầu từ F312 và các nhân chứng sống của F312.
Lần ra HN vừa rồi, biết thủ trưởng của chú Nguyễn Hữu Oanh ngày ấy là Trung tuớng Trần Linh (sau này là Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), nay là Trưởng Ban Liên lạc F312, đang nằm điều trị ở Viện Y học dân tộc Quân đội. Chúng tôi cùng Dũng (con trai chú Oanh) đến thăm chú Linh. Biết nguyện vọng của chúng tôi và gia đình, chú vui vẻ kể lại: Sau trận Him Lam, trong 1 trận đánh khác chú Oanh bị thương mù mắt, mất 1 bàn tay và mấy ngón của tay còn lại. Ngày hòa bình, chú về Trường Thương binh hỏng mắt ở đừơng Nguyễn Thái Học. Anh em trong đơn vị cùng cơ quan TW Hội LHPNVN (đơn vị kết nghĩa) đã tạo điều kiện đón cô Thanh ra HN và về làm việc ở Trại Nhi đồng Miền Bắc.
Về việc sửa sai tên người cắm cờ, chú Linh có nói: Để chuẩn bị cho kỷ niệm 55 năm Điện Biên Phủ (7/5/2009), Ban Liên lạc F312 (đích thân chú) đã kí văn bản với Thiếu tướng Lê Mã Lương - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự - về nội dung Sa bàn trận đánh đồi Him Lam ngày 13/3/1954. Tên chíên sĩ cắm cờ hôm đó được sửa lại là Nguyễn Hữu Oanh. Việc làm này là công bố chính thức mang tính quốc gia. Trước ngày hòan thành sa bàn, Ban Liên lạc F312 sẽ báo cáo Đại tướng.
Lịch sử đã được minh chứng. Cái gì của Ceza phải trả lại cho Ceza, nhưng nỗi đau này kéo dài lâu quá!!! Dù sao mọi việc cũng đã rõ ràng! Dưới suối vàng chú Nguyễn Hữu Oanh chắc đã yên lòng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét